Quỳnh Phụ: Chuyển biến trong công tác quản lý lễ hội tại đền Đồng Bằng
Đền Đồng Bằng thờ Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình, người có công giúp Vua Hùng đánh giặc ngoại xâm, chiêu dân, lập ấp, xây dựng giang sơn, xã tắc từ buổi sơ khai. Năm 1986, đền được công nhận di tích cấp quốc gia. Năm 2016, lễ hội truyền thống đền Đồng Bằng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, trở thành một điểm nhấn trong du lịch tâm linh của tỉnh Thái Bình. Nhiều năm qua, công tác tu bổ, tôn tạo cũng như quản lý các hoạt động tại đền Đồng Bằng luôn được huyện Quỳnh Phụ và địa phương quan tâm. Tuy nhiên, để phát huy hơn nữa giá trị của ngôi đền và đưa các hoạt động đi vào nền nếp, trong quá trình kiểm tra, phòng chuyên môn của huyện vẫn nhận thấy còn một số hạn chế cần phải thay đổi.
Ông Phạm Văn Văn, Trưởng bộ phận điều hành di tích lịch sử văn hóa đền Đồng Bằng cho biết: Là ngôi đền có lịch sử lâu đời và được công nhận di tích cấp quốc gia, qua thời gian phát sinh những vấn đề về quy hoạch cũng như công tác quản lý cần phải nhìn nhận lại. Từ ý kiến của người dân và du khách thập phương, chúng tôi nhận thấy một số vấn đề sớm phải khắc phục: lối đi lại chật hẹp dẫn đến du khách chen lấn, xô đẩy, nhất là vào dịp chính hội; tình trạng ăn xin và chèo kéo khách vẫn còn xảy ra; tại các cung, các cửa vẫn bày đồ chưa theo quy định... Sau khi chuyển về huyện quản lý, đường đi thông thoáng, được lát gạch, hàng quán được phân khu tạo cảnh quan thoáng đãng, sạch sẽ, trang nghiêm; không còn cảnh ăn xin, xin lộc; đồ lễ trong các cung, các cửa được bày theo thứ tự, không chồng đè lên nhau. Để được như ngày hôm nay, lãnh đạo huyện và các phòng chuyên môn đã chỉ đạo quyết liệt, kịp thời chấn chỉnh khi có phản ánh của du khách. Cùng với đó, để thuận lợi cho công tác quản lý, huyện thành lập các tổ, bộ phận và giao nhiệm vụ cho từng thành viên, trong đó giao quyền cho tổ điều hành phụ trách chung, phân công các bộ phận từ việc bảo đảm an ninh trật tự, vệ sinh môi trường. Sau mỗi ngày, tổ điều hành sẽ tổ chức họp giao ban để kịp thời khắc phục những hạn chế, thiếu sót. Nhờ đó, trong những tháng đầu xuân năm 2023, mọi hoạt động tại đền bảo đảm trang nghiêm, chu đáo; du khách thập phương đến dâng hương, tế lễ yên tâm chiêm bái.
Bà Trương Thị Điệu, thành phố Hà Nội là người có nhiều năm đến đền Đồng Bằng chia sẻ: Từ trước đến nay mọi hoạt động tại đền Đồng Bằng đều tốt. Khi chuyển giao về huyện quản lý tôi thấy mọi hoạt động ngày một tốt hơn. Cụ thể, việc điều hành sắp xếp cho người đến lễ, đến hầu rất đúng lịch hẹn; bộ phận phục vụ nhiệt tình, chu đáo, không còn cảnh chen lấn, không có tình trạng vòi tiền. Khu vực trông giữ xe, bán hàng đều được quy hoạch lại và bài bản hơn tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp để du khách yên tâm về chiêm bái.
Không chỉ người đến tế, lễ mà ngay cả với các hộ kinh doanh như gia đình ông Đinh Hoàng Sơn, thôn Đồng Bằng, xã An Lễ có 30 năm bán hàng tại đền Đồng Bằng, việc chuyển đổi cơ chế quản lý giữa xã và huyện theo ông có nhiều thay đổi. Ông Sơn tâm sự: Trước đây, xã quản lý theo phương thức khác, từ khi về huyện quản lý, là hộ kinh doanh lâu năm tôi thấy đền được quy hoạch mang tính tổng thể, thuận tiện cho cả du khách thập phương cũng như bà con buôn bán ở đây. Mỗi gian hàng của các hộ kinh doanh đều phù hợp với từng mặt hàng, giá cả phù hợp so với thị trường; bãi đỗ xe đạp, xe máy, đường đi lối lại khang trang hơn; công tác tổ chức quản lý ở trong đền được đổi mới và thuận tiện. Các hộ kinh doanh như chúng tôi cảm thấy thoải mái và rất mừng vì sự chuyển biến này.
Bà Bùi Thị Nhẫn, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin, Phó Trưởng ban quản lý di tích đền Đồng Bằng khẳng định: Sau khi được tiếp nhận bàn giao công tác quản lý từ xã về huyện, Ban Quản lý của huyện đã tiến hành kiện toàn tổ chức bộ máy theo quy định, đồng thời tiến hành tu sửa cơ sở vật chất để phục vụ cho công tác quản lý điều hành cũng như phục vụ nhân dân về tham quan, thực hành tín ngưỡng tại di tích. Với sự chỉ đạo, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công tác quản lý lễ hội tại đền Đồng Bằng dần đi vào nền nếp. Thời gian tới, Ban Quản lý tiếp tục làm tốt công tác quản lý, xây dựng các chương trình, kế hoạch để tổ chức thực hiện hiệu quả, qua đó góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử văn hóa của lễ hội đền Đồng Bằng.
Đầu xuân đông đảo nhân dân và du khách thập phương đến dâng hương, tế lễ tại di tích lịch sử cấp quốc gia đền Đồng Bằng.
Nguyễn Cường
Tin cùng chuyên mục
- Khai mạc lễ hội chùa Keo mùa thu năm 2024 12.10.2024 | 23:28 PM
- Lễ hội Bà Chúa Muối năm 2024 21.05.2024 | 16:41 PM
- Lễ hội truyền thống đền Hai Bà Trưng: Tri ân hai vị nữ tướng anh hùng dân tộc 27.04.2024 | 09:37 AM
- Lễ hội Tiên La năm 2024 diễn ra từ ngày 18 - 22/4/2024 10.04.2024 | 09:44 AM
- Quảng Ninh: Khai hội Đền Cửa Ông năm 2024 13.03.2024 | 03:45 AM
- Lễ rước Nghinh Ông độc đáo của ngư dân vùng biển Bạc Liêu 19.02.2024 | 19:47 PM
- Khai mạc lễ hội Lềnh truyền thống làng Lịch Động 19.02.2024 | 19:52 PM
- Lễ hội chùa Keo: Không gian văn hóa đặc sắc đầu xuân 16.02.2024 | 14:40 PM
- Lễ rước pháo khổng lồ làng Đồng Kỵ 13.02.2024 | 15:45 PM
- Chuẩn bị các điều kiện tổ chức lễ hội đền Trần năm 2024 16.01.2024 | 17:17 PM
Xem tin theo ngày
- Triển khai công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp năm 2025
- Tăng cường kiểm tra, giám sát ở những lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh sai phạm, tiêu cực
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra tiến độ thi công đường vành đai phía Nam thành phố Thái Bình
- Hội nghị kiểm điểm tập thể và cá nhân các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh
- Nhân lên sức mạnh bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
- Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế tạo đà bứt phá cho tăng trưởng năm 2025
- Xác định công tác cán bộ là nhiệm vụ “then chốt” của công tác xây dựng Đảng
- Các đồng chí lãnh đạo hai tỉnh Thái Bình, Hưng Yên: Thăm, chúc mừng Tòa Giám mục Giáo phận Thái Bình nhân dịp lễ Giáng sinh năm 2024
- Công tác dân vận góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội
- Đưa nội hàm “chống lãng phí” vào công tác kiểm tra, giám sát của Đảng
Phạm thắng - 2 năm trước