Đặc sắc lễ hội Vĩnh Phúc
Lễ hội đúc Bụt
Lễ hội đúc Bụt được nhân dân thôn Phù Liễn (xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương) tổ chức vào ngày 8 tháng Giêng hằng năm nhằm ôn lại truyền tích Ngọc Kinh công chúa chiêu tập nghĩa sĩ, rèn đúc vũ khí, tụ nghĩa dưới ngọn cờ cứu nước của Hai Bà Trưng. Nữ tướng đã ẩn mình là nhà sư tu luyện tại chùa Phù Liễn, dạy dân biết “sĩ - nông - công - cổ” (“sĩ”: Dạy dân học hành, bồi đúc lòng căm thù giặc Hán xâm lược; “nông”: Dạy dân cày cấy, trồng trọt, cung cấp lương thực cho nghĩa sĩ; “công”: Dạy nghề rèn đúc, sản xuất nông cụ và vũ khí đánh giặc; “cổ”: Là cổ giả, nghĩa là dò la tin tức giặc). Cao trào của lễ hội là tích trò “đúc Bụt” và “cướp chiếu” cầu đinh với ý nghĩa tượng trưng cho mong muốn sinh con trai.
Lễ hội Đả cầu cướp phết Bản Giản
Tục đả cầu cướp phết cầu may diễn ra vào chiều mồng 7 tháng Giêng hằng năm tại đền Bồng Lai (xã Bản Giản, huyện Lập Thạch). Lễ hội nhằm ôn lại việc giữ đất, trấn ải của các tướng lĩnh thời Hùng Vương. Tục đả cầu cướp phết Bản Giản diễn ra sôi nổi với sự tham gia của hàng nghìn người nhằm cướp quả cầu bằng gỗ quý, đường kính 35cm để tái hiện tích toàn dân đánh trận, thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.
Lễ hội kéo song Hương Canh
Năm 2014, Lễ hội kéo song Hương Canh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đến tháng 12-2015, nghi lễ và trò chơi kéo co, trong đó có trò kéo song Hương Canh được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Lễ hội kéo dài từ mồng 3 đến 5 tháng Giêng, diễn ra tại bãi kéo Song Cầu (thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên). Kéo song là trò chơi biểu dương tinh thần thượng võ của cư dân nông nghiệp. Những màn thi đấu giữa 3 làng: Hương Canh, Ngọc Canh, Tiên Hường tượng trưng cho việc thao diễn thủy quân của vị anh hùng dân tộc Ngô Quyền.
Lễ hội chọi trâu Hải Lựu
Đây là cổ tục của người dân xã Hải Lựu (huyện Sông Lô), cũng là lễ hội chọi trâu cổ nhất ở Việt Nam, tương truyền có từ thế kỷ II trước Công nguyên. Khi nhà Hán xâm lược nước ta, thừa tướng Lữ Gia rút quân về vùng Hải Lựu để tổ chức chống giặc. Sau mỗi chiến thắng, ông lại cho tổ chức chọi trâu để động viên quân sĩ. Lễ hội được tổ chức trong hai ngày 16 và 17 tháng Giêng hằng năm, thu hút hàng chục nghìn người. Lễ hội chứa đựng những nét văn hóa dân gian đặc sắc, thể hiện tinh thần thượng võ, góp phần giáo dục tình yêu quê hương đất nước của người Việt.
Theo hanoimoi.com.vn
Tin cùng chuyên mục
- Khai mạc lễ hội chùa Keo mùa thu năm 2024 12.10.2024 | 23:28 PM
- Lễ hội Bà Chúa Muối năm 2024 21.05.2024 | 16:41 PM
- Lễ hội truyền thống đền Hai Bà Trưng: Tri ân hai vị nữ tướng anh hùng dân tộc 27.04.2024 | 09:37 AM
- Lễ hội Tiên La năm 2024 diễn ra từ ngày 18 - 22/4/2024 10.04.2024 | 09:44 AM
- Quảng Ninh: Khai hội Đền Cửa Ông năm 2024 13.03.2024 | 03:45 AM
- Lễ rước Nghinh Ông độc đáo của ngư dân vùng biển Bạc Liêu 19.02.2024 | 19:47 PM
- Khai mạc lễ hội Lềnh truyền thống làng Lịch Động 19.02.2024 | 19:52 PM
- Lễ hội chùa Keo: Không gian văn hóa đặc sắc đầu xuân 16.02.2024 | 14:40 PM
- Lễ rước pháo khổng lồ làng Đồng Kỵ 13.02.2024 | 15:45 PM
- Chuẩn bị các điều kiện tổ chức lễ hội đền Trần năm 2024 16.01.2024 | 17:17 PM
Xem tin theo ngày
- Triển khai công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp năm 2025
- Tăng cường kiểm tra, giám sát ở những lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh sai phạm, tiêu cực
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra tiến độ thi công đường vành đai phía Nam thành phố Thái Bình
- Hội nghị kiểm điểm tập thể và cá nhân các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh
- Nhân lên sức mạnh bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
- Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế tạo đà bứt phá cho tăng trưởng năm 2025
- Xác định công tác cán bộ là nhiệm vụ “then chốt” của công tác xây dựng Đảng
- Các đồng chí lãnh đạo hai tỉnh Thái Bình, Hưng Yên: Thăm, chúc mừng Tòa Giám mục Giáo phận Thái Bình nhân dịp lễ Giáng sinh năm 2024
- Công tác dân vận góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội
- Đưa nội hàm “chống lãng phí” vào công tác kiểm tra, giám sát của Đảng