Tái hiện lễ hội “mừng lúa mới” của người Chu Ru
Ngày 25/4, đồng bào dân tộc Chu Ru tại xã Tà Hine, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, tổ chức tái hiện lễ hội “mừng lúa mới” (Pót bơdaibơrhau). Đây là một sự kiện trong chuỗi chương trình Tuần lễ vàng du lịch Lâm Đồng năm 2023, với chủ đề “Lâm Đồng-Cao nguyên hùng vĩ”, diễn ra từ ngày 27/4 đến 3/5, tại 12 huyện, thành phố của địa phương.
Nghi lễ “mừng lúa mới” để tạ ơn Yàng, các vị thần linh đã ban cho mùa màng tốt tươi, cuộc sống no đủ. Đây cũng là dịp dân làng chung vui, hưởng thành quả công sức lao động…
Theo truyền thống, trong lễ hội “mừng lúa mới”, phần lễ được làm ở nhà và diễn ra trong một ngày một đêm. Do tính chất và quy mô của lễ hội, nên 10 đến 12 năm dân làng mới tổ chức lễ một lần. Đứng ra tổ chức lễ này là một gia đình đại diện cho cả dòng họ. Các lễ vật chuẩn bị cho lễ, gồm 1 con trâu trưởng thành, 2 con gà, 5 nải chuối, 2 ché rượu, 4 quả trứng gà (2 chín, 2 sống), 1 bát gạo, 1 đĩa trầu, 1 bát than và 1 cây nêu dùng để cột trâu.
Mở đầu lễ, già làng xuất hiện tại nơi đặt lễ vật khấn, thành kính xin các vị thần cho dân làng tổ chức lễ hội; sau đó làm lễ hiến sinh, bài chiêng mừng quan khách được tấu lên, tiếp đến là nghi thức đâm trâu; già làng làm thủ tục khai ché rượu cần, rót rượu dâng thần linh và cuối cùng là nghi thức cúng dâng vật hiến sinh (cúng chín), khấn mời thần linh về dự lễ.
Trong quá trình tổ chức lễ thức còn có đánh cồng chiêng, thổi kèn bầu và múa arya. Trong toàn bộ tiến trình của lễ thức, thầy cúng là người đóng vai trò chính, người trực tiếp liên hệ với các vị thần linh. Đồng thời, còn có các già làng đại diện cho dân làng ngồi quanh mâm cúng và tham gia vào tiến trình buổi lễ. Lễ thức kết thúc bằng nghi lễ xin âm dương, đôi cánh, đôi chân và cái đầu của con gà được thầy cúng hoặc các già làng người Chu Ru sử dụng để tiến hành nghi lễ này.
Sau khi làm lễ cúng tế thần xong, mọi người trong làng tổ chức ăn uống, múa hát linh đình.
Thông qua tái hiện lễ hội, góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân trong nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc. Đây cũng là cơ sở để thể nghiệm, đúc kết về nội dung, hình thức tổ chức, hoàn thiện mô hình mẫu về lễ hội của người Chu Ru, làm cơ sở cho các địa phương tổ chức các lễ hội truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Theo nhandan.vn
Tin cùng chuyên mục
- Khai mạc lễ hội chùa Keo mùa thu năm 2024 12.10.2024 | 23:28 PM
- Lễ hội Bà Chúa Muối năm 2024 21.05.2024 | 16:41 PM
- Lễ hội truyền thống đền Hai Bà Trưng: Tri ân hai vị nữ tướng anh hùng dân tộc 27.04.2024 | 09:37 AM
- Lễ hội Tiên La năm 2024 diễn ra từ ngày 18 - 22/4/2024 10.04.2024 | 09:44 AM
- Quảng Ninh: Khai hội Đền Cửa Ông năm 2024 13.03.2024 | 03:45 AM
- Lễ rước Nghinh Ông độc đáo của ngư dân vùng biển Bạc Liêu 19.02.2024 | 19:47 PM
- Khai mạc lễ hội Lềnh truyền thống làng Lịch Động 19.02.2024 | 19:52 PM
- Lễ hội chùa Keo: Không gian văn hóa đặc sắc đầu xuân 16.02.2024 | 14:40 PM
- Lễ rước pháo khổng lồ làng Đồng Kỵ 13.02.2024 | 15:45 PM
- Chuẩn bị các điều kiện tổ chức lễ hội đền Trần năm 2024 16.01.2024 | 17:17 PM
Xem tin theo ngày
- Triển khai công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp năm 2025
- Tăng cường kiểm tra, giám sát ở những lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh sai phạm, tiêu cực
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra tiến độ thi công đường vành đai phía Nam thành phố Thái Bình
- Hội nghị kiểm điểm tập thể và cá nhân các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh
- Nhân lên sức mạnh bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
- Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế tạo đà bứt phá cho tăng trưởng năm 2025
- Xác định công tác cán bộ là nhiệm vụ “then chốt” của công tác xây dựng Đảng
- Các đồng chí lãnh đạo hai tỉnh Thái Bình, Hưng Yên: Thăm, chúc mừng Tòa Giám mục Giáo phận Thái Bình nhân dịp lễ Giáng sinh năm 2024
- Công tác dân vận góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội
- Đưa nội hàm “chống lãng phí” vào công tác kiểm tra, giám sát của Đảng