Độc đáo các lễ hội cầu mùa ở Lai Châu
Lễ hội Bun Vốc Nặm
Bun Vốc Nặm - Lễ hội té nước, là một trong những lễ hội đặc sắc của đồng bào dân tộc Lào ở xã Nà Tăm (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu). Lễ hội thường diễn ra trên dòng sông Nậm Mu vào tháng Tư hằng năm nhằm cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa vụ mới bội thu, người người khỏe mạnh... Lễ hội gồm lễ cúng cầu mùa, cầu mưa; múa xòe và té nước. Sau nghi lễ cúng thần linh và lễ cầu mưa, dân bản ra dòng suối Nậm Mu để thực hiện nghi lễ té nước với quan niệm càng ướt càng may mắn. Cuối cùng, dân làng cùng nhau lên bờ thưởng thức các món ăn như cơm lam, bánh chưng, xôi ngũ sắc và chơi các trò chơi dân gian như đẩy gậy, tung còn, kéo co...
Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu
Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu (Lễ hội Cốm mới, hay Lễ tạ ơn) của đồng bào dân tộc Thái ở xã Mường So (huyện Phong Thổ) thường được tổ chức vào dịp rằm tháng Chín hằng năm nhằm tạ ơn các vị thần linh, tổ tiên đã ban cho vụ mùa bội thu. Lúa được chọn làm cốm dâng lên trời đất, thần linh phải là loại nếp non ngon nhất từ các giống lúa như lúa lương phượng, nếp tan, nếp quýt, nếp hoa... Nghi thức giã cốm được chia thành 2 bên nam - nữ, thể hiện sự giao thoa của 4 mùa và âm dương hòa hợp. Sau nghi lễ, người ta vãi cốm ra xung quanh nơi cúng tế tượng trưng cho sự sung túc, no đủ, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt và cùng nhau thưởng thức cốm để được thần linh ban cho sự may mắn.
Lễ hội Kin lẩu nó
Kin lẩu nó là Lễ hội Mừng măng mọc thường diễn ra vào đầu mùa mưa (khoảng tháng 5 hoặc tháng 6) tại các bản làng của đồng bào dân tộc Xinh Mun, Phù Lá, La Hủ... Theo quan niệm, khi những búp măng đầu tiên mọc là thời điểm bắt đầu mùa sản xuất trong năm. Vì thế, dân bản mở hội Mừng măng mọc nhằm cầu mong một vụ mùa tốt tươi, mưa thuận gió hòa, bản làng no ấm; đồng thời, đây cũng là dịp bày tỏ lòng biết ơn đến thần trời, thần đất...
Lễ hội Ủy la lóng
Lễ hội Ủy la lóng còn được biết đến là Tết ngô cổ truyền của đồng bào dân tộc Cống tại xã Nậm Khao (huyện Mường Tè), được tổ chức vào ngày mồng 1 tháng Sáu hằng năm, sau khi kết thúc mùa thu hoạch ngô. Trong ngày tết, các gia đình chuẩn bị thật nhiều món ăn được chế biến từ ngô non như ngô luộc, bánh ngô, cơm ngô hay cơm lam, bánh chưng, thịt lợn, thịt gà, cua, nấm rừng làm lễ vật để dâng cúng, cảm ơn tổ tiên đã phù hộ cho con cháu khỏe mạnh, việc chăn nuôi thuận lợi, mùa màng tươi tốt... Vào đêm giao thừa, cả bản làng sẽ quây quần quanh đống lửa to và cùng múa điệu “pê lêm giao” để đón mừng năm mới.
Theo hanoimoi.com.vn
Tin cùng chuyên mục
- Khai mạc lễ hội chùa Keo mùa thu năm 2024 12.10.2024 | 23:28 PM
- Lễ hội Bà Chúa Muối năm 2024 21.05.2024 | 16:41 PM
- Lễ hội truyền thống đền Hai Bà Trưng: Tri ân hai vị nữ tướng anh hùng dân tộc 27.04.2024 | 09:37 AM
- Lễ hội Tiên La năm 2024 diễn ra từ ngày 18 - 22/4/2024 10.04.2024 | 09:44 AM
- Quảng Ninh: Khai hội Đền Cửa Ông năm 2024 13.03.2024 | 03:45 AM
- Lễ rước Nghinh Ông độc đáo của ngư dân vùng biển Bạc Liêu 19.02.2024 | 19:47 PM
- Khai mạc lễ hội Lềnh truyền thống làng Lịch Động 19.02.2024 | 19:52 PM
- Lễ hội chùa Keo: Không gian văn hóa đặc sắc đầu xuân 16.02.2024 | 14:40 PM
- Lễ rước pháo khổng lồ làng Đồng Kỵ 13.02.2024 | 15:45 PM
- Chuẩn bị các điều kiện tổ chức lễ hội đền Trần năm 2024 16.01.2024 | 17:17 PM
Xem tin theo ngày
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra tiến độ thi công đường vành đai phía Nam thành phố Thái Bình
- Hội nghị kiểm điểm tập thể và cá nhân các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh
- Nhân lên sức mạnh bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
- Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế tạo đà bứt phá cho tăng trưởng năm 2025
- Xác định công tác cán bộ là nhiệm vụ “then chốt” của công tác xây dựng Đảng
- Các đồng chí lãnh đạo hai tỉnh Thái Bình, Hưng Yên: Thăm, chúc mừng Tòa Giám mục Giáo phận Thái Bình nhân dịp lễ Giáng sinh năm 2024
- Công tác dân vận góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội
- Đưa nội hàm “chống lãng phí” vào công tác kiểm tra, giám sát của Đảng
- Bế giảng lớp bồi dưỡng đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương năm 2024
- Triển khai chương trình thống nhất hành động công tác mặt trận năm 2025