Thanh Hóa tổ chức Lễ hội Lam Kinh 2023
Vùng đất Khả Lam thuộc thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa ngày nay từng là nơi hội tụ hào kiệt bốn phương, căn cứ ban đầu của Nghĩa quân Lam Sơn.
Sau khi tổ chức Hội thề Lũng Nhai, đầu năm 1418, Lê Lợi xưng là Bình Định Vương, truyền hịch kêu gọi nhân dân nổi dậy cứu nước.
Gặp nhiều khó khăn, nhất là giặc Minh liên tục truy quét, đàn áp, nhưng phát huy “địa lợi", thế trận lòng dân, thực hiện “dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều”, nghĩa quân Lam Sơn hoạt động khắp vùng thượng du Thanh Hóa; rồi chuyển hướng chiến lược, theo đường thượng đạo chiếm lĩnh miền núi Nghệ An, tràn xuống đồng bằng “đất rộng, người đông”, đánh chiếm thành lũy, mở rộng vùng giải phóng về phía nam, xây dựng căn cứ địa vững chãi, tạo bàn đạp tiến công ra bắc.
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, liên tiếp giành thắng lợi trên các hướng tiến công, buộc địch co cụm về Đông Quan.
Lê Lợi cùng các tướng lĩnh, nghĩa quân Lam Sơn tiếp tục đập tan cuộc phản công chiến lược của địch bằng chiến thắng Tốt Động, Chúc Động; thực hiện “vây thành”, diệt viện thắng lợi ở Chi Lăng, Xương Giang, mở đường hiếu sinh cho Vương Thông cùng tàn binh rút về nước.
Lê Lợi lên ngôi vua, khai mở nên vương triều Hậu Lê, truy tặng Lê Lai chức Thiếu úy, khắc ghi công lao bậc trung quân đã hy sinh thân mình cứu Chúa; sai Nguyễn Trãi viết “Tiên ước và Lai công thệ từ”, dặn con cháu sau khi Lê Thái Tổ mất thì cúng giỗ Lê Lai vào ngày hôm trước giỗ mình.
Năm nay, huyện Ngọc Lặc tổ chức dâng hương tưởng niệm Trung túc vương Lê Lai vào ngày 5/10 tại Đền Tép, xã Kiên Thọ, rồi rước kiệu về Chính điện Lam Kinh cùng phối tế.
Lễ kỷ niệm 605 năm khởi nghĩa Lam Sơn, 595 năm vua Lê Thái Tổ đăng quang, tưởng niệm 590 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Lê Lợi được tổ chức trọng thể theo nghi thức truyền thống.
Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy cùng các đại biểu Trung ương, các địa phương, đông đảo nhân dân, khách thập phương thành kính dâng hương tưởng niệm Lê Thái Tổ, các tướng lĩnh, nghĩa quân Lam Sơn, các vị vua, hoàng thân, quốc thích vương triều Hậu Lê; nghe đọc chúc văn, xem tế lễ tri ân các bậc tiền nhân, tiên tổ.
Ôn lại bối cảnh bùng nổ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn sau phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc thắng lợi vào thế kỷ XV, diễn văn do Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng trình bày khẳng định: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo là những mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc ta; trở thành biểu tượng của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí anh dũng, quật cường, quyết tâm đánh đuổi kẻ thù xâm lược của nhân dân ta.
6 năm trên cương vị Hoàng đế, Lê Thái Tổ tập trung xây dựng nhà nước Trung ương tập quyền vững mạnh, ban hành nhiều chính sách tiến bộ về ruộng đất, phát triển công, thương nghiệp, lưu hành tiền tệ, đẩy mạnh giáo dục, lựa chọn hiền tài, mở rộng bang giao, giữ yên bờ cõi, xây dựng quốc gia Đại Việt thái bình, thịnh trị, đặt nền móng vững chắc cho vương triều Hậu Lê trường tồn hơn 360 năm.
Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa nhấn mạnh: Phát huy hào khí Lam Sơn, quê hương “địa linh” sinh thành, dưỡng dục nên Anh hùng dân tộc Lê Lợi, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa nguyện đoàn kết, phát huy truyền thống văn hóa, lịch sử và khát vọng thịnh vượng, tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ, tranh thủ thời cơ, vận hội mới, phát triển kinh tế nhanh và bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; xây dựng, phát triển tỉnh Thanh Hóa giàu đẹp, văn minh, hiện đại, phấn đấu đến năm 2045 là tỉnh phát triển toàn diện và kiểu mẫu của cả nước.
Tiếp đó là chương trình nghệ thuật sân khấu thực cảnh có chủ đề “Khởi nghĩa Lam Sơn-dấu son rực rỡ”, tái hiện giai đoạn lịch sử hào hùng, ngợi ca sự nghiệp, công lao to lớn của Lê Lợi, tướng lĩnh, nghĩa quân Lam Sơn cùng đường lối canh tân đất nước, ngoại giao sáng suốt, góp phần xây dựng nền thái bình, thịnh trị là những bài học quý tiếp tục được kế thừa, phát huy trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay.
Cũng trong dịp này, Ban quản lý di tích Lam Kinh, các huyện Ngọc Lặc, Thọ Xuân tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch trước, trong, sau lễ hội, như tổ chức các trò chơi, trò diễn dân gian, biểu diễn nghệ thuật truyền thống, trưng bày, giới thiệu giá trị di tích, di sản cùng mối quan hệ Tây Kinh với Đông Kinh; tổ chức dịch vụ lữ hành, quảng bá du lịch Thanh Hóa, kết nối Lam Kinh với các điểm đến trong không gian văn hóa xứ Thanh.
Theo nhandan.vn
Tin cùng chuyên mục
- Khai mạc lễ hội chùa Keo mùa thu năm 2024 12.10.2024 | 23:28 PM
- Lễ hội Bà Chúa Muối năm 2024 21.05.2024 | 16:41 PM
- Lễ hội truyền thống đền Hai Bà Trưng: Tri ân hai vị nữ tướng anh hùng dân tộc 27.04.2024 | 09:37 AM
- Lễ hội Tiên La năm 2024 diễn ra từ ngày 18 - 22/4/2024 10.04.2024 | 09:44 AM
- Quảng Ninh: Khai hội Đền Cửa Ông năm 2024 13.03.2024 | 03:45 AM
- Lễ rước Nghinh Ông độc đáo của ngư dân vùng biển Bạc Liêu 19.02.2024 | 19:47 PM
- Khai mạc lễ hội Lềnh truyền thống làng Lịch Động 19.02.2024 | 19:52 PM
- Lễ hội chùa Keo: Không gian văn hóa đặc sắc đầu xuân 16.02.2024 | 14:40 PM
- Lễ rước pháo khổng lồ làng Đồng Kỵ 13.02.2024 | 15:45 PM
- Chuẩn bị các điều kiện tổ chức lễ hội đền Trần năm 2024 16.01.2024 | 17:17 PM
Xem tin theo ngày
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra tiến độ thi công đường vành đai phía Nam thành phố Thái Bình
- Hội nghị kiểm điểm tập thể và cá nhân các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh
- Nhân lên sức mạnh bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
- Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế tạo đà bứt phá cho tăng trưởng năm 2025
- Xác định công tác cán bộ là nhiệm vụ “then chốt” của công tác xây dựng Đảng
- Các đồng chí lãnh đạo hai tỉnh Thái Bình, Hưng Yên: Thăm, chúc mừng Tòa Giám mục Giáo phận Thái Bình nhân dịp lễ Giáng sinh năm 2024
- Công tác dân vận góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội
- Đưa nội hàm “chống lãng phí” vào công tác kiểm tra, giám sát của Đảng
- Bế giảng lớp bồi dưỡng đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương năm 2024
- Triển khai chương trình thống nhất hành động công tác mặt trận năm 2025