Đặc sắc Lễ hội Cầu ngư lớn nhất tỉnh Bình Định
Lễ hội Cầu ngư Quy Nhơn liên quan đến việc thờ cúng cá voi (hay còn gọi Lễ hội Cá voi) theo tín ngưỡng dân gian của ngư dân. Được xem là lễ hội lớn nhất vùng biển Nhơn Hải, thành phố Quy Nhơn, lễ hội nhằm tỏ lòng biết ơn các vị thần Nam Hải và cầu chúc cho dân làng mọi điều tốt lành, cầu mong mưa thuận gió hòa, cầu cho việc đánh bắt thủy, hải sản mùa màng bội thu.
Đoàn rước đi dọc con đường ven biển của làng chài.
Lễ hội Cầu ngư diễn ra trong 4 ngày, bắt đầu từ ngày 11 đến 15 tháng Hai âm lịch hằng năm, với nhiều hoạt động được tổ chức xung quanh Lăng Nam Hải. Vẫn giữ những nét xưa truyền lại, lễ hội gồm 2 phần lễ chính là lễ và hội.
Phần lễ được tổ chức trang trọng.
Đoàn rước hướng về Lăng Nam Hải, nơi chôn cất cá Ông (cá voi), vốn được coi là linh vật hộ mệnh cho ngư dân giữa biển khơi.
Đoàn rước tiến vào Lăng Ông.
Tấm vải đỏ nối từ cửa vào đến ban thờ trong Lăng Ông tượng trưng cho đường dẫn để Thần Nam Hải, Thần Cá nhập điện.
Phần lễ được tiến hành theo các nghi thức dân gian, như dâng lễ Thần Nam Hải và mời Thần Cá nhập điện; cúng tế; cầu phúc, bình an đến với ngư dân. Xuyên suốt buổi lễ là các tiết mục hát múa bả trạo, vốn là một điệu hò, múa cùng đạo cụ là những mái chèo.
Bên ngoài ngôi đền, các ngư dân múa điệu múa dân gian bả trạo...
... với những động tác độc đáo...
... và đạo cụ là những mái chèo.
Điệu múa vừa tạo sự thành kính, vừa tăng phần hấp dẫn cho buổi lễ.
Phần hội được diễn ra sôi nổi với các hoạt động thể thao, các trò chơi dân gian như kéo co, bịt mắt bắt vịt, đập niêu, nhảy bao bố. Ngoài ra, trong thời gian diễn ra lễ hội, Ban tổ chức còn mời các đoàn hát tuồng, hát bội của địa phương khác đến hát, biểu diễn và phục vụ ngư dân.
Phần hội với những trò chơi dân gian đặc sắc...
Đông đảo người dân theo dõi các phần lễ và hội.
Tín ngưỡng dân gian độc đáo này vừa là nét văn hóa đặc trưng của ngư dân vùng biển Nhơn Hải, vừa là hoạt động thu hút du khách đến địa phương.
Theo quan niệm dân gian của người dân nơi đây, phần lễ cầu ngư giúp ngư dân vững tin, gắn kết nhau hơn, với việc đi biển quanh năm khó khăn, vất vả. Trong khi đó, phần hội giúp người tham gia tạm quên đi những âu lo, hết mình trong các điệu múa, câu hò, trò chơi dân gian…, từ đó có đời sống tinh thần tích cực, sảng khoái hơn.
Theo hanoimoi.com.vn
Tin cùng chuyên mục
- Khai mạc lễ hội chùa Keo mùa thu năm 2024 12.10.2024 | 23:28 PM
- Lễ hội Bà Chúa Muối năm 2024 21.05.2024 | 16:41 PM
- Lễ hội truyền thống đền Hai Bà Trưng: Tri ân hai vị nữ tướng anh hùng dân tộc 27.04.2024 | 09:37 AM
- Lễ hội Tiên La năm 2024 diễn ra từ ngày 18 - 22/4/2024 10.04.2024 | 09:44 AM
- Quảng Ninh: Khai hội Đền Cửa Ông năm 2024 13.03.2024 | 03:45 AM
- Lễ rước Nghinh Ông độc đáo của ngư dân vùng biển Bạc Liêu 19.02.2024 | 19:47 PM
- Khai mạc lễ hội Lềnh truyền thống làng Lịch Động 19.02.2024 | 19:52 PM
- Lễ hội chùa Keo: Không gian văn hóa đặc sắc đầu xuân 16.02.2024 | 14:40 PM
- Lễ rước pháo khổng lồ làng Đồng Kỵ 13.02.2024 | 15:45 PM
- Chuẩn bị các điều kiện tổ chức lễ hội đền Trần năm 2024 16.01.2024 | 17:17 PM
Xem tin theo ngày
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri thành phố Thái Bình
- Gặp mặt đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình các khóa
- Năm mới, vững tin bước vào kỷ nguyên mới
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra, động viên công tác khóa sổ ngân sách năm 2024
- Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ quan nội chính “chắc - sắc - đắc”
- Công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh về công tác cán bộ
- Gắn nhiệm vụ công tác công an với thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
- Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025
- Kiểm điểm công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2024 của tập thể Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Hơn 34.000 đại biểu tham dự hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt chuyên đề năm 2025