Thứ 2, 25/11/2024, 00:27[GMT+7]

Những lễ hội đặc sắc nhất nên trải nghiệm một lần ở Quảng Bình

Thứ 7, 06/07/2024 | 09:12:29
8,861 lượt xem
Lễ hội ở Quảng Bình chứa đựng những nét đẹp văn hóa tinh thần và truyền thống lịch sử của vùng đất này.

Lễ hội Cầu ngư

Được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, lễ hội Cầu Ngư là một hoạt động không thể thiếu của người dân vùng biển Quảng Bình. Đây là một trong những lễ hội văn hóa dân gian, tín ngưỡng của cư dân Quảng Bình được truyền từ đời này qua đời khác. Hoạt động này thể hiện niềm tin và mong muốn của người dân về một mùa biển bội thu, mang lại nhiều may mắn và sức khỏe cho cư dân.

Được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, lễ hội Cầu Ngư là một hoạt động không thể thiếu của cư dân vùng biển Quảng Bình.

Được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, lễ hội Cầu Ngư là một hoạt động không thể thiếu của cư dân vùng biển Quảng Bình.

Lễ hội được tổ chức vào dịp tháng Giêng hằng năm với các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng đặc sắc như: nghi lễ cầu may mắn, nghi lễ rước thuyền và nhiều hoạt động vui chơi giải trí (móc thùng, đua thuyền, đan lưới, bóng đá bãi biển, ẩm thực,...)

Nếu có dịp đến du lịch Quảng Bình vào tháng Giêng, bạn sẽ có cơ hội hòa mình vào lễ hội đặc sắc này để thấy nét đẹp của cư dân nơi đây. Họ luôn có một đức tin vào ơn đức của Cá Ông, Cá Bà; tinh thần cộng đồng cao và tình yêu với nghề mãnh liệt.

Lễ hội Trỉa lúa

Lễ hội Trỉa lúa hay còn gọi là lễ hội lấp lỗ được tổ chức vào ngày 11 - 14/7 âm lịch của người dân tộc Bru-Vân Kiều. Đây là lễ hội gắn liền với người dân này với mục đích cầu xin thần linh ban cho may mắn, sức khỏe, cuộc sống ấm no, mùa màng luôn tốt tươi. 

Một trong những nét đặc sắc nhất của lễ hội trỉa lúa chính là tất cả người dân trong bản ngồi xuống, quây quần bên nhau, uống rượu cần và hát vang những giai điệu truyền thống của dân tộc họ. Đây là một trong những nét đẹp văn hóa về tinh thần đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau của người dân Việt Nam.

Lễ hội Trỉa lúa hay còn gọi là lễ hội lấp lỗ được tổ chức vào ngày 11 - 14/7 âm lịch của người dân tộc Bru-Vân Kiều.

Lễ hội Trỉa lúa hay còn gọi là lễ hội lấp lỗ được tổ chức vào ngày 11 - 14/7 âm lịch của người dân tộc Bru-Vân Kiều.

Lễ hội đập trống của Người Ma coong ở Quảng Bình

Nhắc đến lễ hội Quảng Bình thì không thể không kể đến lễ hội đập trống của người Ma Coong. Đây là một trong những lễ hội đặc sắc mang đậm dấu ấn văn hóa và con người của người Ma Coong.

Lễ hội này được tổ chức hằng năm vào 16 tháng Giêng với những hoạt động thú vị như: nghi lễ cầu trời, cầu đất cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, cuộc sống ấm no; người dân tụ tập ăn uống; các đôi trai gái cũng có dịp để hẹn hò, yêu đương.

Lễ hội đập trống của Người Ma coong ở Quảng Bình.

Lễ hội đập trống của Người Ma coong ở Quảng Bình.

Lễ hội đua thuyền truyền thống

Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang là lễ hội ở Quảng Bình, nét đặc trưng và văn hóa của người dân sinh sống vùng sông nước Lệ Thủy. Lễ hội tổ chức hằng năm vào ngày 2 - 9 với sự tham gia của rất nhiều đội đua thuyền khác nhau. Các đội chơi đua thuyền có cả nam và nữ với tổng chiều dài đường đua vào khoảng 15 đến 24 km.

Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang là lễ hội ở Quảng Bình.

Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang là lễ hội ở Quảng Bình.

Lễ hội cầu mùa

Được tổ chức hằng năm vào 14 - 16/4 âm lịch, lễ hội cầu mùa là một trong những lễ hội Quảng Bình đặc sắc của người dân ở Bảo Ninh. Tham gia vào lễ hội này, bạn sẽ được chứng kiến những hoạt động vô cùng ý nghĩa. Phần lễ với nghi thức “hò khoan, chèo cạn, múa bông” để rước cốt Ông từ làng về đình Bảo Ninh; và phần hội, tất cả người dân cùng xuống biển để cầu mong về một mùa biển bội thu.

Lễ hội cầu mùa được tổ chức hằng năm vào 14 - 16/4 âm lịch.

Lễ hội cầu mùa được tổ chức hằng năm vào 14 - 16/4 âm lịch.

Lễ hội chèo cạn, múa bông

Trong chuyến du lịch Quảng Bình, bạn cũng đừng quên lưu lại lễ hội chèo cạn, múa bông để tham gia những trải nghiệm thú vị nhé. Đây là lễ hội Quảng Bình vô cùng đặc sắc mà ít nơi đâu có được.

Lễ hội chèo cạn, múa bông được tổ chức hằng năm vào khoảng giữa tháng 4 âm lịch để người dân ở đây cầu mong sức khỏe bình an, trời luôn trong đẹp, mưa thuận gió hòa để cư dân có một mùa bội thu. Đây cũng là dịp để người dân sum vầy, thi đua sản xuất và đoàn kết với nhau.

Trong chuyến du lịch Quảng Bình, bạn cũng đừng quên lưu lại lễ hội chèo cạn, múa bông để tham gia những trải nghiệm thú vị nhé.

Trong chuyến du lịch Quảng Bình, bạn cũng đừng quên lưu lại lễ hội chèo cạn, múa bông để tham gia những trải nghiệm thú vị nhé.

Lễ hội hang động Quảng Bình

Một trong những lễ hội Quảng Bình vô cùng đặc sắc được nhiều người chờ đợi hằng năm là lễ hội hang động. Được tổ chức tại nhiều địa điểm với một chuỗi các hoạt động nhằm quảng bá du lịch Quảng Bình, nét văn hóa Quảng Bình.

Đến với lễ hội hang động Quảng Bình, bạn có cơ hội được tham gia những hoạt động nghệ thuật đường phố, tìm hiểu về du lịch - văn hóa - di sản Quảng Bình và nhận được những ưu đãi hấp dẫn ở các điểm tham quan.

Lễ hội hang động Quảng Bình được tổ chức định kỳ hằng năm, vào khoảng cuối tháng 7 và đầu tháng 8.

Lễ hội hang động Quảng Bình được tổ chức định kỳ hằng năm, vào khoảng cuối tháng 7 và đầu tháng 8.

Lễ hội hang động Quảng Bình được tổ chức định kỳ hằng năm, vào khoảng cuối tháng 7 và đầu tháng 8.

Lễ rước thần ở đình làng

Được tổ chức hằng năm vào dịp đầu xuân, lễ hội rước thần ở đình làng nhằm mục đích mời các vị thần về chứng kiến giang sơn năm qua có sự tình gì. Trong lễ rước sẽ có sự tham gia của đội trống cà rừng và một số nhạc công như nhị, sáo, kèn, bạt, hợp tấu với trống cà rừng... Sau khi rước được thần về đình, người dân sẽ cùng nhau dâng lễ để cầu nguyện một năm sức khỏe, bình an và may mắn.

Được tổ chức hằng năm vào dịp đầu xuân, lễ hội rước thần ở đình làng nhằm mục đích mời các vị thần về chứng kiến giang sơn năm qua có sự tình gì.

Được tổ chức hằng năm vào dịp đầu xuân, lễ hội rước thần ở đình làng nhằm mục đích mời các vị thần về chứng kiến giang sơn năm qua có sự tình gì.

Lễ hội bài chòi Quảng Bình

Lễ hội bài chòi được tổ chức vào dịp Tết hằng năm, chúng được khai mạc từ mùng 1 Tết và diễn ra trong 3 ngày liên tiếp. Lễ hội không tổ chức cầu kỳ, chủ yếu là các vật dụng đơn sơ, giản dị của người dân vùng miền là các chòi tre lợp lá, mọi người cùng ngồi tham gia các trò chơi hoặc xem biểu diễn nghệ thuật.

Lễ hội bài chòi được tổ chức vào dịp Tết hằng năm, chúng được khai mạc từ mùng 1 Tết và diễn ra trong 3 ngày liên tiếp.

Lễ hội bài chòi được tổ chức vào dịp Tết hằng năm, chúng được khai mạc từ mùng 1 Tết và diễn ra trong 3 ngày liên tiếp.

Theo vtc.vn

  • Từ khóa

Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày