Hải Dương khai hội truyền thống mùa xuân Côn Sơn-Kiếp Bạc
Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Trần Đức Thắng khởi trống khai hội.
Mở đầu Lễ khai mạc là hoạt cảnh “Hải Dương in dấu chân Người” tái hiện lại câu chuyện Bác Hồ về thăm Côn Sơn ngày 15/2/1965. Hoạt cảnh có thời lượng 30 phút, với sự tham gia của hơn 60 diễn viên Nhà hát Chèo và Trung tâm Văn hóa nghệ thuật tỉnh Hải Dương.
Đây là một nội dung có ý nghĩa được xây dựng kịch bản, biên tập dàn dựng và tập luyện công phu tri ân tình cảm của Bác Hồ dành cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hải Dương nhân kỷ niệm 60 năm Người về thăm Côn Sơn.
Sau diễn văn khai hội, các đại biểu dâng hương, dâng hoa, tưởng niệm 691 năm ngày viên tịch của Đệ Tam tổ Thiền phái Trúc Lâm Huyền Quang tôn giả.
Huyền Quang tên thật là Lý Đạo Tái, sinh năm 1254, tại hương Vạn Tư (nay thuộc xã Thái Bảo, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh), thuộc dòng dõi quan lại nhà Lý. Ông cùng Phật hoàng Trần Nhân Tông và Pháp Loa đi khắp nơi trong nước thuyết pháp, giảng kinh và trở thành vị Tổ thứ 3 của thiền phái Trúc Lâm.
Những năm cuối đời, Huyền Quang về trụ trì tại chùa Côn Sơn, xây dựng tòa Cửu phẩm liên hoa, biên soạn kinh sách truyền lại cho đời sau. Ngày 23 tháng Giêng năm 1334, ông viên tịch tại chùa Côn Sơn, thọ 80 tuổi. Hằng năm, ngày mất của ông trở thành ngày giỗ Tổ của chùa Côn Sơn. Từ đó, di tích Côn Sơn luôn giữ vai trò là trung tâm Phật giáo xứ Đông xưa.
Tiếp đó, tại khuôn viên tam quan nội chùa Côn Sơn, Ban tổ chức Lễ hội giới thiệu với nhân dân và du khách tình cảm của Bác Hồ khi Người về thăm Hải Dương và thăm Côn Sơn cách đây 60 năm.
Thông qua trưng bày chuyên đề “Hải Dương in dấu chân Người” giới thiệu với du khách 60 ảnh tư liệu về 5 lần Bác Hồ về thăm và làm việc với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hải Dương và 55 ảnh tư liệu giới thiệu tóm tắt về quê hương, gia đình, thời thơ ấu của Bác, những dấu mốc chính trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh; đồng thời quảng bá hình ảnh, giá trị của di tích Côn Sơn trong quá trình UNESCO đang xem xét công nhận quần thể di tích “Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn, Kiếp Bạc” là di sản thế giới.
Trong ngày khai hội tại Khu di tích chùa Côn Sơn còn diễn ra nhiều hoạt động nổi bật như: Khai mạc Tuần văn hóa du lịch và xúc tiến thương mại, Giải cờ tướng, Giải vật dân tộc cùng nhiều trò chơi dân gian giàu bản sắc văn hóa.
Theo nhandan.vn
Tin cùng chuyên mục
- Khai mạc lễ hội truyền thống đền A Sào năm 2025 09.03.2025 | 18:18 PM
- Khai mạc lễ hội đền Rèm 28.02.2025 | 16:25 PM
- Gần 350 vận động viên nữ tham gia hội thi kéo co tại lễ hội đền Trần 14.02.2025 | 17:30 PM
- Thi têm trầu cánh phượng tại lễ hội đền Trần 13.02.2025 | 15:57 PM
- Hơn 1.000 người tham gia rước nước tại lễ hội đền Trần 10.02.2025 | 21:08 PM
- Lễ tế mở cửa đền và dâng hương tại khu lăng mộ các vua Trần 10.02.2025 | 15:12 PM
- Khai mạc lễ hội chùa Keo mùa thu năm 2024 12.10.2024 | 23:28 PM
- Lễ hội Bà Chúa Muối năm 2024 21.05.2024 | 16:41 PM
- Lễ hội truyền thống đền Hai Bà Trưng: Tri ân hai vị nữ tướng anh hùng dân tộc 27.04.2024 | 09:37 AM
- Khai mạc lễ hội Lềnh truyền thống làng Lịch Động 19.02.2024 | 19:52 PM
Xem tin theo ngày
-
Quyết liệt hơn nữa để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2 con số
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội
- Biểu dương, khen thưởng Ban chuyên án triệt phá đường dây đánh bạc và tổ chức đánh bạc dưới hình thức lô đề
- Biểu dương 25 tập thể, 13 cá nhân điển hình tiên tiến khu vực kinh tế tập thể
- Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp
- Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm
- Quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị năm 2025
- Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2
- Khởi công dự án khu công nghiệp VSIP Thái Bình
- Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Singapore Lawrence Wong