Thứ 5, 20/02/2025, 22:57[GMT+7]

Đà Nẵng: Đặc sắc Lễ hội Cầu ngư của người dân miền biển

Thứ 3, 18/02/2025 | 15:01:36
613 lượt xem
Ngày 17/2 (nhằm ngày 20 tháng Giêng), UBND quận Thanh Khê (Đà Nẵng) tổ chức Lễ hội Cầu ngư, khát vọng một năm "Trời yên biển lặng, thuận buồm xuôi gió, tôm cá đầy khoang".

UBND quận Thanh Khê cùng với các phường ven biển Thanh Khê Tây, Thanh Khê Đông, Xuân Hà đã nâng tầm tổ chức Lễ hội Cầu ngư lên cấp quận với quy mô, hình thức và nhiều hoạt động phong phú.

Lễ hội gắn với tín ngưỡng thờ cá Ông; được ra đời và phát triển dựa trên những tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và lịch sử văn hoá tâm linh của vùng đất. Đồng thời, phản ánh sinh động đời sống sinh hoạt của ngư dân làng chài tại đây.

Ngày nay, nghề đánh bắt cá ở làng biển Thanh Khê vẫn tiếp tục hoạt động, tuy còn gặp những khó khăn nhất định nhưng truyền thống hoạt động nghề cá của dân vạn chài và đời sống tinh thần, tín ngưỡng vẫn tồn tại và giữ vững. Đây chính là nền tảng gốc cho Lễ hội Cầu ngư làng biển Thanh Khê được duy trì hằng năm trên mảnh đất đầu sóng, ngọn gió.

Đà Nẵng: Đặc sắc Lễ hội Cầu ngư của người dân miền biển - Ảnh 1.

Từ sáng sớm, Lễ Nghinh thần được diễn ra trang nghiêm với sự tham gia của đông đảo người dân. Ban tổ chức tiến hành nghinh thần về vị trí sân khấu làm lễ.

Đà Nẵng: Đặc sắc Lễ hội Cầu ngư của người dân miền biển - Ảnh 2.

Đây là một trong những lễ hội truyền thống lâu đời, là sản phẩm văn hóa đặc trưng của cộng đồng cư dân vùng biển miền Trung, cư dân ở các làng chài ven biển Đà Nẵng, trong đó có ngư dân làng biển Thanh Khê.

Đà Nẵng: Đặc sắc Lễ hội Cầu ngư của người dân miền biển - Ảnh 3.

Lễ hội Cầu ngư gồm các nghi lễ truyền thống: lễ nghinh thần; lễ cầu an, cầu ngư; lễ cúng tạ và nhiều hoạt động của phần hội được tổ chức đan xen mang đậm tính dân gian của làng chài.

Việc bảo tồn và phát huy lễ hội là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần bảo tồn các giá trị vốn có như giá trị tâm linh, tín ngưỡng, lịch sử truyền thống, văn hóa - nghệ thuật, xác lập chủ quyền biển đảo… Cùng với đó, lễ hội đề cao giá trị cố kết cộng đồng trong đời sống hiện đại, điểm hẹn văn hóa đặc sắc cho du khách muốn tìm hiểu, trải nghiệm cuộc sống của người dân địa phương.

Đà Nẵng: Đặc sắc Lễ hội Cầu ngư của người dân miền biển - Ảnh 4.

Ông Hồ Thuyên, Chủ tịch UBND quận Thanh Khê đánh trống khai hội.

Đà Nẵng: Đặc sắc Lễ hội Cầu ngư của người dân miền biển - Ảnh 5.

Hội trống, múa cờ trình tường bắt đầu được diễn ra.

Đà Nẵng: Đặc sắc Lễ hội Cầu ngư của người dân miền biển - Ảnh 6.

Chủ bá của lễ hội thực hiện cúng tế, cầu cho ngư dân Đà Nẵng có một năm trời yên biển lặng, tôm cá đầy khoang.

Đà Nẵng: Đặc sắc Lễ hội Cầu ngư của người dân miền biển - Ảnh 7.

Các em nhỏ cũng vẽ tranh, cầu mong ngư dân Đà Nẵng thuận lợi đánh bắt hải sản và bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc.

Đà Nẵng: Đặc sắc Lễ hội Cầu ngư của người dân miền biển - Ảnh 8.

Ngay sau phần chính lễ, quận Thanh Khê phát lệnh ra khơi cho đội tàu đánh bắt xa bờ.

Đà Nẵng: Đặc sắc Lễ hội Cầu ngư của người dân miền biển - Ảnh 9.

Ngư dân thực hiện nghi thức ra khơi với mong muốn mưa thuận, gió hoà. Mỗi chiếc tàu của ngư dân mang theo lá cờ đỏ sao vàng vươn khơi, bám biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Lễ hội Cầu ngư quận Thanh Khê được tổ chức từ năm 1923 và duy trì cho đến nay. Theo truyền thống từ xưa, cứ “tam niên đáo lệ” (3 năm một lần) lễ hội sẽ được tổ chức long trọng nhất. Tại thành phố Đà Nẵng, Lễ hội Cầu ngư được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2016.

Theo vtv.vn

  • Từ khóa

Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày