Lễ hội Cầu ngư: Nét đẹp văn hóa của ngư dân vùng biển
Lễ hội Cầu Ngư xuất hiện từ lâu và đã luôn là món ăn tinh thần của ngư dân ven biển suốt những năm tháng qua.
Thông thường vào tháng 4 (âm lịch) hàng năm, ngư dân các vùng biển ở Bình Định nói riêng và các vùng biển, duyên hải miền Trung nói chung, lại tổ chức Lễ hội cầu ngư, cầu cho trời yên, biển lặng, mưa thuận gió hòa, ra khơi đánh bắt được nhiều tôm cá.
Lễ hội Cầu Ngư thường được tổ chức ở lăng thờ ông Nam Hải.
Lễ hội cầu ngư, cúng "ông Nam Hải" thực chất là cá Voi để cầu xin cho trời yên bể lặng, tàu thuyền ra khơi vào lộng được nhiều tôm cá, hải sản. Lễ hội dân gian này thường được diễn ra vài ngày, bao gồm nhiều hoạt động đa dạng, phong phú. Phần lễ bao gồm các nghi thức truyền thống như: Lễ Rước sắc, Nghinh Ông, Tế Chánh…Các hoạt đột này rực rỡ màu sắc với tàu đánh cá của ngư dân được trang trí cờ, hoa để thực hiện nghi thức rước thần ra biển.
Phần lễ được tổ chức trang nghiêm, thành kính.
Đặc biệt, phần nghi lễ sẽ có "Chèo bá trạo", vừa là nghi thức tế lễ vừa là hình thức múa hát đặc trưng của lễ hội cầu ngư. Bả trạo như một hoạt cảnh múa hát, thể hiện những sinh hoạt, lao động của ngư dân như: chèo thuyền, kéo lưới …diễn tả tinh thần đoàn kết vượt qua sóng dữ, mang về mùa cá bội thu.
Phần hội với nhiều hoạt động thú vị, đặc sắc.
Về phần hội diễn ra khá nhiều hoạt động như hát Bội, múa lân, đua thuyền, lắc thúng, kéo co… Đây là dịp ngư dân vùng biển đi làm ăn xa ở trong Nam, ngoài Bắc cũng trở về tụ hội cùng bà con làng xóm thêm ấm tình quê hương, họ xem đây là cái Tết thứ 2 trong năm ở vùng biển này. Lễ hội Cầu ngư mang nét đẹp văn hóa truyền thống dành riêng cho ngư dân vùng biển. Ngoài những ý nghĩa tốt đẹp về mặt nhân văn cũng như vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của ngư dân, Lễ hội Cầu ngư cũng cho thấy ý nghĩa lớn về mặt bảo vệ hệ sinh thái.
Lễ hội Cầu Ngư là lễ hội lớn nhất của ngư dân ven biển vùng duyên hải Nam Trung Bộ.
Ngày nay, khi các quốc gia trên thế giới kêu gọi tham gia công ước bảo vệ cá voi, thì từ hàng thế kỷ trước, những ngư dân Việt Nam đã có cách làm của riêng mình để tham gia bảo vệ loài cá này trước nguy cơ tuyệt chủng.
Theo: vtv.vn
Tin cùng chuyên mục
- Lễ dâng hương tưởng niệm 1982 năm ngày hóa của Đông Nhung Đại tướng quân Vũ Thị Thục 14.04.2025 | 16:12 PM
- Khai mạc lễ hội truyền thống đền A Sào năm 2025 09.03.2025 | 18:18 PM
- Khai mạc lễ hội đền Rèm 28.02.2025 | 16:25 PM
- Gần 350 vận động viên nữ tham gia hội thi kéo co tại lễ hội đền Trần 14.02.2025 | 17:30 PM
- Thi têm trầu cánh phượng tại lễ hội đền Trần 13.02.2025 | 15:57 PM
- Hơn 1.000 người tham gia rước nước tại lễ hội đền Trần 10.02.2025 | 21:08 PM
- Lễ tế mở cửa đền và dâng hương tại khu lăng mộ các vua Trần 10.02.2025 | 15:12 PM
- Khai mạc lễ hội chùa Keo mùa thu năm 2024 12.10.2024 | 23:28 PM
- Lễ hội Bà Chúa Muối năm 2024 21.05.2024 | 16:41 PM
- Lễ hội truyền thống đền Hai Bà Trưng: Tri ân hai vị nữ tướng anh hùng dân tộc 27.04.2024 | 09:37 AM
Xem tin theo ngày
-
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dâng hương tưởng niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn
- Cả nước đã hỗ trợ xóa gần 209.000 nhà tạm, nhà dột nát
- Dâng hương tưởng niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn
- Bố trí nơi đặt trụ sở đơn vị hành chính cấp xã mới sau sắp xếp phải phục vụ tốt cho hoạt động quản lý nhà nước, thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp
- Bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả các công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải
- Tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh
- Chuẩn bị tốt các điều kiện để khởi công Dự án cao tốc CT.08; Khu công nghiệp Hưng Phú; Lễ động thổ dự án Nhà máy sản xuất ô tô GEL-O&J
- Phấn đấu khởi công dự án tuyến đường CT.08 vào ngày 12/5/2025
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến về một số báo cáo, tờ trình