Người thương binh 2 lần vinh dự được gặp Bác Hồ
Năm 2021, ông Phạm Văn Lẫm bước sang tuổi 90 và vinh dự được trao tặng huy hiệu 60 năm tuổi Đảng. Tuy tuổi cao, sức khỏe và trí nhớ có giảm sút, song những kỷ niệm của cuộc đời quân ngũ vẫn luôn in đậm trong tâm thức ông.
Sinh ra và lớn lên tại xã Tô Công xưa, xã An Mỹ ngày nay, ngay từ thuở niên thiếu, ông đã được hòa mình trong khí thế cách mạng của quê hương. Những buổi cùng nhân dân đào hào, đắp lũy, rào làng kháng chiến theo lời kêu gọi của Mặt trận Việt Minh và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhen nhóm trong ông tinh thần cách mạng, ý chí quyết tâm đánh đuổi quân xâm lược. Năm 18 tuổi, ông xung phong làm liên lạc, du kích. Đến năm 1952, khi tròn 20 tuổi, ông gia nhập quân đội được biên chế vào Đại đội 218 huyện Phụ Dực (cũ). Cuộc đời quân ngũ bắt đầu từ đây với những hy sinh, gian khổ song cũng rất vinh quang. Vinh dự nhất là được gặp Bác Hồ kính yêu 2 lần.
Ông kể, lần thứ nhất được gặp Bác là năm 1963, khi ông đang chỉ huy chiến sĩ trung đoàn công binh bắc cầu qua sông Hồng đưa vũ khí, trang thiết bị, phương tiện chi viện cho chiến trường miền Nam. Đang hăng say làm nhiệm vụ, ông bất ngờ nghe thấy giọng nói trầm ấm: “Các chú làm như thế là tốt lắm”. Quay người lại, Bác Hồ kính yêu đã đứng đó với đôi mắt trìu mến, thân thương, bộ quần áo kaki giản dị. Ông Lẫm nhìn Bác mà trào dâng niềm xúc động, nghẹn ngào. Ông hứa với Bác, dù khó khăn, gian khổ đến đâu, cũng sẽ cố gắng hoàn thành thật tốt nhiệm vụ, góp phần giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Lần thứ hai là năm 1965, khi Người về thăm Quân khu 3. Tuy lần này chỉ được ngắm Bác từ xa song ông Lẫm luôn ghi nhớ lời dạy của Người đối với lực lượng vũ trang Quân khu: “Các chú ở đồng bằng không có rừng cây, nhưng có rừng người, căn cứ trong lòng dân là tốt nhất”.
Đến nay đã 90 tuổi, cuộc đời dù trải qua nhiều thăng trầm, song những lời căn dặn, động viên của Bác Hồ luôn khắc sâu trong trái tim, là nguồn động lực mạnh mẽ để ông Lẫm luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Đặc biệt là từ năm 1967, ông Lẫm được bổ sung vào chiến trường miền Nam. Với cương vị là tiểu đoàn phó, rồi tiểu đoàn trưởng, ông đã chỉ huy đơn vị kiên cường chiến đấu lập nhiều thành tích. Đơn vị ông là một trong những đoàn quân giải phóng sân bay Biên Hòa, tiếp quản Đồng Nai trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Mang trong mình tâm thế tự hào của người chiến thắng, ông tiếp tục cùng những người đồng đội trong đội quân tình nguyện Việt Nam và lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia chống lại chế độ diệt chủng Pôn Pốt. Ở lại nước bạn 7 năm để góp phần tái thiết đất nước, sau đó ông về Việt Nam, tiếp tục công tác tại đơn vị công binh MT779 tiền phương Quân khu 7, giữ chức vụ Trung đoàn trưởng rồi Phó Chủ nhiệm Chính trị.
Ghi nhận những cống hiến của ông Phạm Văn Lẫm, Đảng, Nhà nước ta đã trao tặng ông 1 Huân chương Quân công hạng Ba, Huân chương Chiến công hạng Nhất, Nhì, Ba; ông được nước bạn Campuchia tặng 1 Huân chương Ăng-co-vat hạng Nhất. Dấu tích của cuộc chiến tranh cũng để lại trên cơ thể ông 4 vết thương, ông được công nhận là thương binh hạng 4/4.
Trở về quê hương vào năm 1990, ông Phạm Văn Lẫm được cấp ủy, chính quyền địa phương tin tưởng giao nhiệm vụ thành lập Hội Cựu chiến binh (CCB) xã, giữ chức Chủ tịch Hội CCB lâm thời và sau đó là 2 nhiệm kỳ liên tục ở cương vị này. Trên mặt trận mới, người thương binh, CCB Phạm Văn Lẫm lại cùng đồng đội xây dựng tổ chức hội CCB xã An Mỹ mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, có kỷ luật nghiêm, hoạt động nền nếp, hiệu quả, luôn là chỗ dựa tin cậy của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và là mái nhà chung đầy nghĩa tình đồng đội của cán bộ, hội viên.
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, trở về đời thường, ông Lẫm vẫn luôn giữ vững và phát huy tốt bản chất truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, gương mẫu trong sinh hoạt chi bộ và trong đời sống hằng ngày. Mặc dù tuổi cao, song Chi bộ thôn Tô Đê và Đảng bộ xã An Mỹ luôn được đón nhận những ý kiến đầy tâm huyết, trách nhiệm và thẳng thắn của ông trong mỗi kỳ sinh hoạt. Trong các phong trào thi đua, các cuộc vận động, các công việc cùng cộng đồng, ông Phạm Văn Lẫm luôn gương mẫu tham gia và động viên nhân dân cùng hưởng ứng. Đảng viên, thương binh, CCB Phạm Văn Lẫm thực sự là tấm gương mẫu mực về đạo đức của người cách mạng, suốt đời tận trung với nước, với dân, xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ”.
Hoài Thương
(Đài TT-TH Quỳnh Phụ)
Tin cùng chuyên mục
- Về nơi thành lập Tỉnh đội Dân quân Thái Bình 09.12.2024 | 10:13 AM
- Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn: Nguồn cảm hứng về tinh thần hiếu học 06.10.2024 | 17:20 PM
- Lời thề yêu nước 09.07.2024 | 10:56 AM
- Hoàng Kỳ - người chiến sĩ cộng sản kiên trung 30.06.2024 | 23:35 PM
- Ký ức hào hùng của chiến sĩ Điện Biên 05.05.2024 | 19:35 PM
- Hai cây đại cổ - linh hồn của làng quê Đồng Thanh 26.04.2024 | 13:47 PM
- Gắn kết hai vùng quê danh tướng 03.04.2024 | 10:07 AM
- Người cầm cờ trong buổi lễ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân 15.12.2023 | 17:48 PM
- Khắc ghi lời Bác dạy, phát triển nông nghiệp hiện đại, nông thôn văn minh, nông dân giàu có 25.10.2023 | 09:01 AM
- Kỷ niệm 195 năm thành lập huyện Tiền Hải (1828 - 2023)Tiền Hải: Phát huy truyền thống, phấn đấu vươn xa 06.10.2023 | 08:48 AM
Xem tin theo ngày
- Không ngừng nghỉ trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
- Họp Tiểu ban Nhân sự Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI
- Chính thức khởi động cuộc thi trắc nghiệm trên internet tìm hiểu “Lịch sử Đảng bộ, lịch sử tỉnh Thái Bình”
- An Ninh: Khánh thành Trung tâm giáo dục cộng đồng
- Gắn thực hiện nhiệm vụ của ngành kiểm sát với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
- Đảng ủy Quân khu 3: Ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và xây dựng Đảng bộ năm 2025
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri thành phố Thái Bình
- Gặp mặt đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình các khóa
- Năm mới, vững tin bước vào kỷ nguyên mới
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra, động viên công tác khóa sổ ngân sách năm 2024