Thứ 6, 17/05/2024, 15:28[GMT+7]

Nghĩa tình Quỳnh Sơn

Thứ 2, 30/08/2010 | 09:26:43
3,236 lượt xem
Trong cái nóng oi nồng của tháng bảy, chúng tôi về Quỳnh Sơn, khi cây lúa ngoài đồng đã xanh cây, bén rễ. Cảm nhận đầu tiên lúc chúng tôi vào trụ sở làm việc của xã thì Quỳnh Sơn còn quá nghèo. Nhưng, nghe đồng chí chủ tịch UBND xã báo cáo một đôi nét về Quỳnh Sơn, mới hay mảnh đất nghèo, nhưng thấm đẫm nghĩa tình và việc người con của Quỳnh Sơn - ông Đỗ Chí Lệ, Tổng giám đốc công ty cổ phần Thành Đạt, về tận một số gia đình chính sách tặng quà, cũng đã nói lên cái cốt cách, giàu nhân

Thế hệ trẻ Quỳnh Sơn. Ảnh: Internet

Qua Cầu Cau theo con đường nhỏ, chúng tôi vào gia đình cụ Nguyễn Đình Sảnh, 91 tuổi bố của liệt sĩ Nguyễn Đình Khải. Qua lời giới thiệu của các anh lãnh đạo địa phương thì cụ Sảnh là lão thành cách mạng, người đầu tiên của Quỳnh Sơn tham gia cách mạng. Trong bộ quần áo tơ tằm vàng óng, tóc bạc phơ như cước, cụ giống một ông tiên hơn là người nông dân quen trồng lúa.

Lại đi theo con đường dọc bờ ao, đoàn chúng tôi vào nhà cụ Nguyễn Thị Sồi, mẹ của liệt sĩ Nguyễn Văn Thịnh, hy sinh năm 1968. Trên bàn thờ, những ngày tháng bảy này của các gia đình liệt sĩ luôn toả ngát mùi hương thơm nồng nàn. Cũng như cụ Sảnh, bà cụ Sồi ở thôn Đại Phú có một con trai độc nhất đã hy sinh, giờ cụ ở với con gái. nhận quà từ tay ông Tổng giám đốc công ty Thành Đạt, cụ thật sự xúc động, không biết trong túi quà có những gì, nhưng tấm lòng là quan trọng.

Trở lại trụ sở UBND xã, gần 30 thân nhân liệt sĩ, thương bệnh binh tiêu biểu đã có mặt từ đầu giờ chiều. Quỳnh Sơn, một xã không thuộc loại lớn và đông dân của Quỳnh Phụ, vậy mà có tới 245 liệt sĩ, 106 thương, bệnh binh. 14 mẹ Việt Namon> anh hùng. Trong số đó 11 gia đình có 1 con liệt sĩ; 12 gia đình có 2 liệt sĩ, 1 gia đình có 3 liệt sĩ và 2 gia đình có 2 thế hệ liệt sĩ.

Theo báo cáo của chủ tịch UBND xã cho thấy: Trong số 249 gia đình liệt sĩ thì 86 hộ có nhà kiên cố, chiếm 40,19%; 126 nhà cấp 4: 58%; hai nhà cấp 4 cần sửa chữa. 100% thương binh nặng có cuộc sống ổn định, đang sinh sống tại gia đình. Dù còn nghèo khó, nhưng người dân Quỳnh Sơn cũng đã góp được gần 30 triệu vào quỹ “đền ơn đáp nghĩa”. Ngay trong tháng 7 năm 2010, đã vận động được 6, 2 triệu đồng vào quỹ, đạt 124% chỉ tiêu huyện giao.

Phong trào tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa, chăm sóc thương binh và gia đình liệt sĩ, đỡ đầu con em thương binh, phụng dưỡng mẹ Việt Nam anh hùng…được cấp uỷ, chính quyền, các đoàn thể và nhân dân Quỳnh Sơn hết lòng chăm lo. Nhận quà tặng từ công ty cổ phần Thành Đạt, mẹ Đoàn Thị Thứ, là vợ liệt sĩ Nguyễn Văn Chuyển xúc động nói nghẹn ngào trong nước mắt: Xin được cảm ơn tấm lòng của các cấp, các ngành và công ty Thành Đạt. Sự hy sinh của người thân chúng tôi dẫu không lớn lao, nhưng Đảng, Nhà nước năm nào cũng nhớ tới mà thăm, hỏi, tặng quà…

Một xã mà thu ngân sách chỉ được 100 triệu đồng /năm. Một xuất đất ở vị trí đẹp nhất cũng chỉ có giá 80 triệu đồng…thì cơ ngơi trụ sở làm việc xây từ năm 1959 đến nay vẫn sử dụng…quả là rất khó khăn.

 Vậy mà, với các đối tượng chính sách thì Quỳnh Sơn luôn chu đáo quan tâm đầy đủ. Đó chính là ân nghĩa, là “ăn quả nhớ người trồng cây”. Người Quỳnh Sơn, đất Quỳnh Sơn là như thế. Nơi đây, từng là căn cứ trú quân của quân khu Tả Ngạn. Nơi đồng chí Đỗ Mười, nguyên Tổng bí thư của Đảng, hoạt động cách mạng những năm kháng chiến. Dẫu Quỳnh Sơn còn nghèo, nhưng lại rất giàu tình nghĩa. Hình ảnh ấy cứ theo chúng tôi trên suồt chặng đường trở về thành phố.

Phạm Viết Thanh

  • Từ khóa