Làng kháng chiến - làng văn hóa
Làng kháng chiến
Theo tài liệu nghiên cứu về lịch sử, khảo cổ học, dân tộc học và gia phả các dòng họ thì mảnh đất Nguyên Xá đã có cách đây hàng nghìn năm. Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, dân số Nguyên Xá có khoảng 7.000 người, diện tích canh tác khoảng 1.000 mẫu Bắc Bộ, phần lớn do địa chủ, cường hào chiếm đoạt. Do đất chật, người đông, bị bọn phong kiến, thực dân áp bức, bóc lột nặng nề nên nhân dân Nguyên Xá sớm có tinh thần đoàn kết, đấu tranh anh dũng.
Trong kháng chiến chống Pháp, quân và dân Nguyên Xá đã xây dựng thành công làng kháng chiến, kiên trì bám đất bám dân, đánh 184 trận, diệt 312 tên địch, thu giữ nhiều vũ khí. Ngoài ra, Nguyên Xá còn bổ sung nhiều cán bộ, chiến sĩ cho bộ đội chủ lực, đóng góp lương thực, thực phẩm cho cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Với thành tích to lớn, Nguyên Xá được Bác Hồ tặng cờ thêu 5 chữ “Nguyên Xá làng kiểu mẫu”. Tháng 5/1952, đoàn đại biểu Nguyên Xá lên chiến khu Việt Bắc đón cờ, đây là niềm vinh dự lớn lao tiếp thêm sức mạnh cho quân và dân Nguyên Xá chiến đấu anh dũng, lập thêm nhiều chiến công xuất sắc.
Trong cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, đầu năm 1966, Đảng bộ Nguyên Xá có nghị quyết thành lập tổ trực chiến, xây dựng trận địa phòng không, quyết bắn rơi máy bay Mỹ để bảo vệ bầu trời quê hương. Bên cạnh thành tích bắn rơi 2 máy bay Mỹ, Nguyên Xá còn là lá cờ đầu về năng suất lúa của tỉnh, chi viện lớn sức người, sức của cho tiền tuyến. Vì thế, năm 1973 Nguyên Xá được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; năm 1992 được công nhận di tích lịch sử quốc gia “Làng kháng chiến”.
Để ghi nhớ thành tích chiến đấu của quân và dân Nguyên Xá trong hai cuộc kháng chiến anh dũng của dân tộc, UBND tỉnh đã quyết định cho xây dựng tượng đài kháng chiến, nhà truyền thống tại địa phương, góp phần giáo dục truyền thống cho các thế hệ hôm nay và mai sau.
Nghệ nhân phường rối nước Nguyên Xá chuẩn bị cho buổi tập luyện, biểu diễn.
Làng văn hóa
Anh dũng trong chiến đấu, gương mẫu trong thời bình, Nguyên Xá là một trong những địa phương thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Ông Nguyễn Đăng Dần, Chủ tịch UBND xã cho biết: Trong những năm qua, xã luôn chú trọng duy trì và gìn giữ di sản văn hóa vật thể và phi vật thể như: cụm di tích lịch sử quốc gia, cụm di tích tổ nghề bánh cáy, nghệ thuật múa rối nước... Ngoài ra, các đội tế nam quan, tế nữ quan, đội múa kỳ lân sư tử được duy trì và phát huy trong các dịp hội làng và giao lưu với các xã khác. Hiện nay, việc duy trì làng nghề với đặc sản bánh cáy được chú trọng, hướng cho các nhà sản xuất bánh cáy đi vào chất lượng và mẫu mã, mở rộng thị trường tiêu thụ. Năm 2014, cụm di tích đền thờ, lăng mộ, từ đường tổ nghề bánh cáy được công nhận di sản văn hóa cấp tỉnh. Cùng với đó, năm 2018 nghệ thuật múa rối nước ở xã Nguyên Xá và xã Đông Các (Đông Hưng) được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Phường rối nước Nguyên Xá hiện nay có từ 30 nghệ nhân trở lên hoạt động thường xuyên, trong phường có 2 nghệ nhân được phong tặng Nghệ nhân nhân dân và 4 nghệ nhân được phong tặng Nghệ nhân ưu tú. Hàng năm phường biểu diễn từ 15 - 20 buổi trong và ngoài xã để phục vụ nhân dân, đặc biệt đã mở các lớp truyền nghề cho thế hệ trẻ để lưu giữ nghệ thuật truyền thống.
Ông Nguyễn Đình Bẩy, Trưởng phường múa rối nước xã Nguyên Xá chia sẻ: Với những tích trò phản ánh cuộc sống, sinh hoạt của cư dân vùng đồng bằng Bắc Bộ, múa rối nước được khán giả trong nước và quốc tế đón nhận. Tại các kỳ liên hoan rối nước toàn quốc, phường đã đạt nhiều huy chương vàng, bạc. Dù có buổi biểu diễn rối nước hay không, các nghệ nhân của phường vẫn thường xuyên tụ họp tại nhà thủy đình để ôn lại truyền thống, sửa chữa, bảo quản con rối, dụng cụ phục vụ tập luyện, biểu diễn. Trăn trở lớn nhất của các nghệ nhân lúc này là nỗ lực duy trì và truyền dạy vốn cổ của cha ông, để mỗi người dân Nguyên Xá đều có thể chung tay gìn giữ, bảo tồn và phát huy loại hình nghệ thuật trình diễn độc đáo này.
Tú Anh
Tin cùng chuyên mục
- Về nơi thành lập Tỉnh đội Dân quân Thái Bình 09.12.2024 | 10:13 AM
- Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn: Nguồn cảm hứng về tinh thần hiếu học 06.10.2024 | 17:20 PM
- Lời thề yêu nước 09.07.2024 | 10:56 AM
- Hoàng Kỳ - người chiến sĩ cộng sản kiên trung 30.06.2024 | 23:35 PM
- Ký ức hào hùng của chiến sĩ Điện Biên 05.05.2024 | 19:35 PM
- Hai cây đại cổ - linh hồn của làng quê Đồng Thanh 26.04.2024 | 13:47 PM
- Gắn kết hai vùng quê danh tướng 03.04.2024 | 10:07 AM
- Người cầm cờ trong buổi lễ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân 15.12.2023 | 17:48 PM
- Khắc ghi lời Bác dạy, phát triển nông nghiệp hiện đại, nông thôn văn minh, nông dân giàu có 25.10.2023 | 09:01 AM
- Kỷ niệm 195 năm thành lập huyện Tiền Hải (1828 - 2023)Tiền Hải: Phát huy truyền thống, phấn đấu vươn xa 06.10.2023 | 08:48 AM
Xem tin theo ngày
- Gắn thực hiện nhiệm vụ của ngành kiểm sát với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
- Đảng ủy Quân khu 3: Ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và xây dựng Đảng bộ năm 2025
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri thành phố Thái Bình
- Gặp mặt đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình các khóa
- Năm mới, vững tin bước vào kỷ nguyên mới
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra, động viên công tác khóa sổ ngân sách năm 2024
- Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ quan nội chính “chắc - sắc - đắc”
- Công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh về công tác cán bộ
- Gắn nhiệm vụ công tác công an với thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
- Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025