Vũ Đình Thự Đem bóng mát cho làng
Nhưng ít người biết rằng từ nhiều năm nay, ông còn là người nông dân rất cần mẫn đi tìm bóng mát về cho làng. Bây giờ thì hơn một chục cây, trong đó có 5 cây đa, còn lại là bàng, gạo, phượng… do ông trồng ở những vị trí rất thuận lợi của làng, đã trưởng thành, xòe tán che cho người làng khỏi cái nắng cháy da vào mùa hè.
Năm nay 71 tuổi, ông Thự kể rằng, vào tuổi 60, ông bắt đầu nghĩ đến việc trồng cây gây bóng mát cho quê mình, bởi vì:
- Cây đa, cây gạo, bến nước… không chỉ làm nên đặc trưng của làng quê Việt Nam, mà nó còn là một phần văn hóa làng, một mảnh hồn làng. Ngày trước, hầu như làng quê nào cũng có một vài cây đa hay cây si, cây gạo… có cây hàng trăm năm tuổi, xòe bóng mát hàng sào đất. Hỏi thăm nhau về làng X, làng Y nào đó, người ta thường lấy chúng làm mốc chỉ đường. Làng tôi, trước đây ở 2 đầu làng cũng có 2 cây đa rất to. Ngày hè, gần như cả làng ra ngồi hóng mát dưới bóng đa. Mùa đa chín, trên thì bầy sáo, dưới thì bầy trẻ trong làng tíu tít tụ họp, tranh nhau những trái đa. Cây đa trở thành điểm nhấn da diết nhất trong nỗi nhớ của những người làng tha hương.
Ông Thự kể tiếp: Tôi có một người ông về bên ngoại, thời trẻ phiêu bạt sang tận đảo Cooc bên Pháp, lấy vợ đầm, sinh mấy người con, năm 1960 ông mới về làng. Cả họ bàng hoàng vì cứ tưởng ông đã chết, bặt tin tức hàng ba bốn chục năm rồi còn gì. Ông bảo rằng về quê, từ xa nhìn thấy cây đa làng, ông đã bật khóc, khóc như mưa như gió không sao kìm được. Mấy chục năm ở xứ người, hình ảnh 2 cây đa làng không lúc nào rời khỏi tâm trí ông…
Đáng tiếc là trong một thời gian dài, không ít cây cổ thụ trong các làng quê đã trở thành “đối tượng” cần tiêu diệt vì chúng cũng là biểu hiện “tàn tích của chế độ cũ”, đến nỗi bây giờ, rất ít làng còn lại những cây đa, cây gạo… cổ thụ…
Nghĩ là làm, ông Thự bắt đầu đi tìm những cây đa, cây bàng, cây gạo hay cây phượng nhỏ, lọ mọ mang về trồng ở những vị trí thuận lợi nhất, có thể trở thành chỗ cho bà con nghỉ mát khi đi làm đồng sau này. Có cây ông xin được, có cây phải mua từ năm sáu chục đến hàng trăm ngàn đồng. Số tiền ấy, đối với ông không nhỏ một chút nào, vì ngoài mấy sào ruộng, ông chẳng có thu nhập gì khác.
Cho đến bây giờ, đã vượt khỏi tuổi xưa nay hiếm, ông vẫn phải lầm lũi với mảnh ao trước nhà, mùa thì rau rút, màu kia lại rau cần… Vì bà vợ ốm yếu gần như không còn sức, nên mọi việc đều đến tay ông, chiều hôm trước đầm mình dưới ao hái rau, sáng hôm sau mang chợ bán, đắp đổi độ nhật… Xin hay mua được cây rồi, lại đạp xe chở về từ mấy chục cây số. Có lần xin được một cây phượng to ở cách làng khá xa, hì hục mấy ngày mới đánh được, đánh rồi không biết mang về làng bằng cách nào. May có anh lái xe công nông tốt bụng chở giúp cho về đến đầu làng. Đến làng rồi, phải huy động cả con cháu mang xe cải tiến chở đến nơi trồng.
Thiện tâm như vậy, nhưng nào có được ủng hộ. Nhiều người làng nhìn ông như một thằng hâm, trong đó có không ít cán bộ. Có lần, một cán bộ thôn đã bảo thẳng ông:
- Việc gì bác phải làm cái việc vớ vẩn ấy, tốn sức tốn tiền, để tiền mời chúng em uống rượu có hơn không?
“Trồng một cái cây cũng như gieo một mầm thiện…”, câu nói thật dân dã nhưng mới thâm thúy làm sao. Ước gì mỗi làng quê Việt Nam chúng ta đều có một người chăm gieo mầm thiện như ông.
Xin hay mua được cây đã khó, trồng và giữ còn khó hơn. Vì đất là đất công nên người ta cứ vô tư phá. Có lần vừa trồng một cây đa nhỏ chiều hôm trước, đã rào lại cẩn thận rồi, sáng hôm sau ra chỉ thấy cái hố toang hoác. Một anh nào nhân đêm tối đã kịp đem cây đi đổi vài lít rượu. Lần khác cũng trồng một cây đa, cũng rào lại cẩn thận.
Bận việc, mấy ngày sau mới ra được, thì rào đã bị dỡ tung, cây đa không còn một chiếc lá, gốc đa chi chít vết chân bò. Thì ra có người đã dùng ngay gốc đa non của ông làm cọc buộc bò, và lá đa non vốn là thứ mà giống bò khoái khẩu nhất. Biết thì biết rất rõ những kẻ phá hoại ấy, nhưng chẳng dám đôi co, lại đành lọ mọ xin cây trồng lại.
Hỏi sau những lần như vậy, có nản không, ông cười:
- Thấy việc phải thì mình làm. Trồng một cái cây cũng như gieo một mầm thiện. Vun một cái cây cũng chính là vun trồng một cái gốc thiện. Thi hào Nguyễn Du từng có câu “Thiện căn ở tại lòng ta/ Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Tôi tự xét mình chẳng có tài cán gì, sống ở làng gần hết đời chẳng có gì đóng góp, thôi thì đóng góp bằng mấy cái cây vậy. Tôi nghĩ trong thời đại công nghiệp này, thì cái bóng mát cũng chính là một thứ tài sản chung cho làng, không chỉ về ý nghĩa vật chất mà còn mang cả ý nghĩa tinh thần nữa. Bà con có người chưa hiểu rồi thì dần dần họ sẽ hiểu…
Theo Nongnghiepnongthon
Tin cùng chuyên mục
- Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn: Nguồn cảm hứng về tinh thần hiếu học 06.10.2024 | 17:20 PM
- Lời thề yêu nước 09.07.2024 | 10:56 AM
- Hoàng Kỳ - người chiến sĩ cộng sản kiên trung 30.06.2024 | 23:35 PM
- Ký ức hào hùng của chiến sĩ Điện Biên 05.05.2024 | 19:35 PM
- Hai cây đại cổ - linh hồn của làng quê Đồng Thanh 26.04.2024 | 13:47 PM
- Gắn kết hai vùng quê danh tướng 03.04.2024 | 10:07 AM
- Người cầm cờ trong buổi lễ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân 15.12.2023 | 17:48 PM
- Khắc ghi lời Bác dạy, phát triển nông nghiệp hiện đại, nông thôn văn minh, nông dân giàu có 25.10.2023 | 09:01 AM
- Kỷ niệm 195 năm thành lập huyện Tiền Hải (1828 - 2023)Tiền Hải: Phát huy truyền thống, phấn đấu vươn xa 06.10.2023 | 08:48 AM
- Kỷ niệm 195 năm thành lập huyện Tiền Hải (1828 - 2023)Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ với cuộc khẩn hoang thành lập huyện Tiền Hải 06.10.2023 | 08:50 AM
Xem tin theo ngày
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng