Thứ 6, 27/12/2024, 22:00[GMT+7]

Xây dựng nông thôn mới ở Bình Định

Thứ 4, 24/11/2010 | 08:51:04
3,330 lượt xem
Từ tháng 10/2010, sau khi chuẩn bị kỹ về mọi mặt, tạo được sự thống nhất tập trung trong toàn Đảng, toàn dân và sự đồng thuận của xã hội, xã Bình Định (Kiến Xương) tổ chức thực hiện, xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2010-2015, hướng tới năm 2020.

Nghề đan sợi ở Bình Định. Ảnh: Minh Đức

Cấp ủy Đảng và chính quyền xã Bình Định xác định 3 nội dung cơ bản và bộ nhóm tiêu chí NTM có 3 vấn đề cần tập trung giải quyết về nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

 

Trong các nhóm tiêu chí, xã đã tập trung xem xét, đánh giá và đối chiếu với từng tiêu chí NTM đã đạt và chưa đạt để phấn đấu xây dựng tránh dàn trải, xác định rõ vấn đề nào cần phải ưu tiên làm trước để khởi động và mở đường. Là xã có số dân số đông với trên 9.000 nhân khẩu, diện tích đất canh tác có trên 600 ha.

 

Xây dựng NTM từ nội tại của địa phương, Bình Định có nhiều thuận lợi. Xã có tình hình chính trị ổn định, đội ngũ cán bộ, đảng viên đoàn kết, gắn bó, tâm huyết, có ý thức trách nhiệm cao. Đảng bộ, chính quyền xã nhiều năm liên tục đạt TSVM. Hạ tầng cơ sở nông thôn đã từng bước được quy hoạch. Hệ thống các trường học ở cả 3 cấp, trạm y tế sớm đạt chuẩn quốc gia. Đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân phát triển khá...

 

Do vậy, bước vào xây dựng NTM, Bình Định đã chọn việc quy hoạch tổng thể mặt bằng đồng ruộng, cải tạo xây dựng lại hệ thống thủy lợi nội đồng, quy hoạch giao thông đồng ruộng, dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp là “Bước đột phát cho cả một quá trình xây dựng nông thôn mới 2010 – 2015”.

 

Trước khi tổ chức thực hiện bước đột phá từ tháng 10/2010, ngoài việc tính toán, xem xét lập kế hoạch, lên sơ đồ rải thửa, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, Bình Định đã tổ chức lấy ý kiến tham gia đóng góp của Đảng bộ, các tổ chức chính trị và trực tiếp tại 8 thôn. Bình Định đã đưa khắp các cánh đồng trở thành một công trường xây dựng.

 

Với 6 máy cơ giới và hàng trăm công lao động mỗi ngày, Bình Định tập trung cho kế hoạch đào đắp hệ thống đường giao thông nội đồng, hệ thống thủy lợi, tạo thành các vùng sản xuất tập trung theo diện tích từng thôn. Kế hoạch của Bình Định đặt ra là hệ thống đường giao thông nội đồng và hệ thống bờ kênh mương vừa tạo cho vùng sản xuất, vừa đáp ứng cho vấn đề cơ giới hóa đồng ruộng và sự vận chuyển của xe cơ giới, của máy làm đất, máy gặt đập liên hoàn...

 

Trước khi quy hoạch, Bình Định đã huy động sức dân “Hiến 20m2 đất 1 khẩu” cho hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng. Số còn lại tập trung dồn thành ô thửa lớn cho từng hộ với mức chỉ tiêu bình quân chung toàn xã từ 1,6 đến 1,7 thửa ruộng cho 1 hộ để đáp ứng cho yêu cầu cơ giới hóa đồng ruộng và chuyên môn hóa trong sản xuất.

 

Tổng toàn xã hiến 167.400m2 đất. Để đáp ứng cho việc quy hoạch cơ sở hạ tầng đồng ruộng trong 3 năm 2010-2013, Bình Định tập trung huy động 3.000 công lao động, nhân dân đóng góp 560 tấn thóc, 215 triệu đồng, đào đắp 140.000m3 đất... Năm 2010, đầu năm 2011, Bình Định sơ bộ hình thành cơ sở hạ tầng hệ thống giao thông nội đồng và bờ vùng kênh mương với bề mặt từ 4 đến 4,5m.

 

Mùa thủy lợi đông xuân 2010-2011, cả đồng ruộng Bình Định là một công trường để thực hiện bước đột phá và khởi động mô hình nông thôn mới.

 

Quang Nghiêm

(Kiến Xương)

  • Từ khóa

Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày