Lê Quý Đôn với tư duy kinh tế và vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn
Ngày mùa trên đồng ruộng Đông Hải (Quỳnh Phụ). Ảnh: Thành Tâm
Thí dụ, một chiếc điện thoại thông minh có giá bán còn hơn cả tấn lúa. Với quan điểm này, các nước phát triển đã đi đúng hướng: thực hiện công nghiệp hóa nền kinh tế, đầu tư phát triển công nghiệp, phục vụ lại cho nông nghiệp và cả nền kinh tế xã hội. Lê Quý Đôn cũng cho rằng: Điều kiện để cho một quốc gia giàu có là một ngành công nghiệp hợp lý, phù hợp với nhu cầu thị trường, có đội ngũ công nhân chuyên nghiệp. Việt Nam đã coi công nghiệp hóa là hướng đi để hiện đại hóa nền kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, một số nơi chỉ phát triển ngành công nghiệp mà chưa chú trọng phát triển đội ngũ công nhân có kỹ năng. Một số ngành công nghiệp được đầu tư không hợp lý: sử dụng công nghệ lạc hậu, thậm chí có cả công nghệ nước ngoài đã loại thải. Một số nơi đã phát triển công nghiệp bằng mọi giá, bất chấp cuộc sống của nhân dân và sự phát triển các ngành khác, tổn hại đến môi trường. Một thí dụ gần đây, sự xả thải vô nguyên tắc, làm ô nhiễm môi trường cả trên biển và trên đất liền của Formosa là điều không thể chấp nhận được.
Vấn đề thứ ba trong tư duy kinh tế của Lê Quý Đôn là "Phi thương bất hoạt". Một số người, chẳng biết từ bao giờ lại sửa câu này thành "Phi thương bất phú". Điều này khác hẳn với tư tưởng của Lê Quý Đôn. Ông cho rằng: Nếu nền kinh tế không có giao thương, không có thị trường phát triển thì nền kinh tế sẽ là nền kinh tế chết. Từ "hoạt" ở đây được hiểu là sự giao lưu, linh hoạt trong luân chuyển hàng hóa, sản phẩm từ khâu sản xuất đến chế biến, phân phối và tiêu dùng. "Hoạt" ở đây còn bao gồm sự năng động, linh động của thị trường đầu vào và đầu ra. Chính thương mại sẽ tạo ra sự năng động và linh hoạt của cá nhân, tổ chức, vùng quốc gia trong đáp ứng các tín hiệu thị trường và do đó làm cho nền kinh tế phát triển. "Hoạt" còn thể hiện sự lưu thông hàng hóa từ người sản xuất đến tiêu dùng và tín hiệu về cầu của người tiêu dùng trở về với sản xuất để hình thành chuỗi giá trị hiệu quả. Như vậy, từ "thương" không chỉ đơn thuần là buôn bán. Quan niệm sai lệch "Phi thương bất phú" đã khiến cho bao người nghĩ sai, hành động sai(1). Họ cho rằng, muốn giàu có thì chỉ có buôn bán. Nhìn lại nền kinh tế nước ta giai đoạn qua chủ yếu là thị trường tiêu thụ hàng hóa, ít có sản phẩm với thương hiệu quốc gia. Trong thời bao cấp, chúng ta có nhận thức sai lệch về tư tưởng này. Cơ chế "ngăn sông, cấm chợ" đã ngăn cản sự lưu chuyển hàng hóa, làm cho nguồn lực không được sử dụng hiệu quả, tạo ra năng suất lao động thấp kém và đời sống của nhân dân khó khăn. Qua ba mươi năm đổi mới, chúng ta đã bước đầu quán triệt tư tưởng phát triển kinh tế thị trường của Lê Quý Đôn, xây dựng thể chế kinh tế thị trường và hội nhập. Mặc dù vậy, nhìn lại thị trường ở nước ta, tuy đã phát triển nhưng chưa hoàn chỉnh, vẫn còn thiên lệch về kinh tế nhà nước, vẫn còn những can thiệp làm cho thị trường méo mó, đất đai - đầu vào cơ bản của các ngành kinh tế vẫn chưa hẳn có thị trường thật sự, vẫn bị "thu hồi" cho các khu công nghiệp và xây dựng sân golf, biệt thự. Điều này đã làm giảm tính "hoạt" của nền kinh tế. Để có sự "hoạt" với đúng nghĩa của nó trong thương mại, Việt Nam cần có thể chế kinh tế thị trường hợp lý, coi trọng thị trường đất đai, phát triển môi trường kinh doanh bình đẳng giữa kinh tế tư nhân với kinh tế nhà nước, giữa khu vực công với khu vực tư; cần phát triển đội ngũ doanh nhân năng động, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp dịch vụ công cho thị trường phát triển.
Vấn đề thứ tư mà Lê Quý Đôn đề cập trong thiết chế kinh tế là "Phi trí bất hưng". Như đã thảo luận ban đầu, "trí" ở đây có hai nghĩa: một là tri thức, kiến thức, khoa học công nghệ để tạo ra sự nhảy vọt về năng suất, chất lượng, tiến bộ xã hội, bảo đảm phát triển và đạt được đồng thời các mục tiêu về kinh tế, xã hội và môi trường, không phá hỏng các chuẩn mực đạo đức; hai là đội ngũ trí thức, có năng lực và trí tuệ đủ để giải quyết các vấn đề của nền kinh tế xã hội phải đương đầu. Theo Lê Quý Đôn, nếu không có tri thức thì dân tộc và quốc gia sẽ không phát triển hưng thịnh được. Trong đó, tri thức là tiền đề quan trọng cho đạt được nền khoa học công nghệ tiến bộ. Để có được đội ngũ trí thức, phải đầu tư vào giáo dục, đào tạo, phát triển con người với nhân cách và kỹ năng cần thiết. Cũng chính tư tưởng này, Lê Quý Đôn đã viết ra hàng trăm cuốn sách, trở thành cẩm nang cho chúng ta học tập ngày hôm nay(2). Điều này cũng được Thân Nhân Trung soạn thông điệp ghi trên bia tiến sĩ đầu tiên khoa Nhâm Tuất (1442) tại Văn miếu Quốc tử giám: "Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn…". Những tư tưởng trên là lời răn dạy nghiêm cẩn của ông cha ta trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Vận dụng quy luật này như thế nào thì tùy thuộc vào tầm nhìn và phẩm chất của những người gánh vác trọng trách cũng như xử lý mối quan hệ lợi ích trong các quyết sách. Chúng ta cũng "coi cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt và giáo dục là quốc sách". Tuy nhiên, sự đầu tư về "trí" của chúng ta chưa thỏa đáng, cả trong giáo dục phổ thông, giáo dục đại học và sau đại học, cả trong đầu tư nghiên cứu khoa học phục vụ sự phát triển nước nhà. Đây chính là lý do rất cơ bản về sự chậm phát triển của đất nước. "Phi trí bất hưng" có quan hệ nhân quả rất chặt với sự phát triển của Nông, Công và Thương. Nhìn lại nền kinh tế nước ta, giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp rất thấp, chủ yếu là trao đổi nguyên liệu, công nghiệp lạc hậu và thấp kém. Việt Nam chưa có những sản phẩm thể hiện thương hiệu quốc gia nổi tiếng như Nhật Bản có SONY, TOSHIBA, NATIONAL, PANASONIC…, Hàn Quốc có LG, DAEWOO, HYUNDAI, SAMSUNG... Cần nhớ rằng, các nước này xuất phát điểm của họ rất khó khăn về kinh tế, rất nghèo về tài nguyên nhưng họ đã đi lên từ trí thức. Cội nguồn của thực trạng này cần phải truy tìm sâu việc trọng dụng trí thức với sự thấu triệt nguyên lý "Phi trí bất hưng"(3). Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng phê bình về vấn đề này: "Nước nhà cần kiến thiết, kiến thiết phải có nhân tài. Trong 20 triệu đồng bào, chắc chắn không thiếu người có tài, có đức. E vì chính phủ nghe không đến, thấy không khắp, đến nỗi những bậc tài đức không thể xuất thân. Khuyết điểm đó, tôi xin thừa nhận"(4). Nhắc lại điều này này để làm sáng tỏ tư tưởng mà Lê Quý Đôn đã tổng kết rằng, sự hưng vong của một triều đại phụ thuộc vào xây dựng một nền học vấn, khoa học công nghệ, đội ngũ lao động có kỹ thuật và đạo đức, quy tụ được anh tài, hun đúc, gìn giữ nguyên khí quốc gia và "trí tuệ dân tộc" là điều mà bất cứ thể chế nào cũng phải thực hiện.
2. Lê Quý Đôn với nông dân
Nông nghiệp, nông dân và nông thôn là vấn đề xuyên suốt trong phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước đi lên từ nông nghiệp như Việt Nam. Trong một đất nước nông nghiệp thì mùa màng không chỉ là điều lo lắng ngày đêm của nông dân mà còn là điều day dứt của Lê Quý Đôn. Ông luôn băn khoăn trước cảnh khổ của dân nghèo:
Dân nghèo cay đắng thật
Long đong sớm lại chiều(5)
Ông xót xa với nông dân khi cánh đồng hạn và sâu bệnh:
Dân làng nháo nhác chờ mưa xuống
Đôi mày nhíu lại thở than lòng…
Có chỗ mạ nhú như mũi kim
Có chỗ hoang trùng ra cấu sạch(6)
Ông vui khi nông nghiệp mưa thuận gió hòa và nông dân được mùa:
Khô cằn nứt nẻ bờ cang
Đồng nội mưa tuôn, xiết nỗi mừng(7)
Hoặc:
Hoa màu lúa má đều nảy sinh
Năm nay được mùa, vang ca khúc(8)…
Ông viết sách không để nổi danh hoặc kiếm tiền. Sự thôi thúc ông dày công nghiên cứu là tình cảm của ông đối với nhân dân, đất nước, nhất là nông dân. Chính tư tưởng và tình cảm này đã giúp ông tiến xa hơn, không chỉ chia sẻ buồn vui với nông dân mà còn tập hợp các tri thức về khoa học nông nghiệp, giúp cho nông dân tăng thu nhập để có sự no ấm.
(còn nữa)
(1) Ngô Quốc Huấn, 2014, Đôi điều tản mạn về câu Phi thương bất phú, facebook.com, truy cập ngày 16/7/2016.
(2) Phạm Viết Hoàng, 2013, Lê Quý Đôn - nhà bác học, nhà giáo dục, trang web Minh Triết Việt, truy cập ngày 15/7/2016.
(3) Tương lai, 2011, “Phi trí bất hưng”, Doanh nhân Sài Gòn online, truy cập ngày 18/7/2016.
(4) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 1995, trang 166.
(5) Lê Quý Đôn, Độ thiên Đức Giang.
(6) Lê Quý Đôn, Trần doanh kỳ vũ.
(7) Lê Quý Đôn, Bắc trấn hỷ vũ.
(8) Lê Quý Đôn, Liên nhật âm vũ.
Tin cùng chuyên mục
- Đưa Hưng Hà trở thành trung tâm kết nối tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh 28.01.2025 | 22:50 PM
- Về nơi thành lập Tỉnh đội Dân quân Thái Bình 09.12.2024 | 10:13 AM
- Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn: Nguồn cảm hứng về tinh thần hiếu học 06.10.2024 | 17:20 PM
- Lời thề yêu nước 09.07.2024 | 10:56 AM
- Hoàng Kỳ - người chiến sĩ cộng sản kiên trung 30.06.2024 | 23:35 PM
- Ký ức hào hùng của chiến sĩ Điện Biên 05.05.2024 | 19:35 PM
- Hai cây đại cổ - linh hồn của làng quê Đồng Thanh 26.04.2024 | 13:47 PM
- Gắn kết hai vùng quê danh tướng 03.04.2024 | 10:07 AM
- Người cầm cờ trong buổi lễ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân 15.12.2023 | 17:48 PM
- Khắc ghi lời Bác dạy, phát triển nông nghiệp hiện đại, nông thôn văn minh, nông dân giàu có 25.10.2023 | 09:01 AM
Xem tin theo ngày
-
Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
- Hội Cựu thanh niên xung phong tỉnh: 24 tập thể, cá nhân tiêu biểu được khen thưởng
- Kết luận của Bộ Chính trị về sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến về một số báo cáo, tờ trình
- Khởi công dự án khu phức hợp đô thị, du lịch sinh thái, sân golf Khoái Châu
- UBND tỉnh nghe và cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng
- Thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
- Đưa tỉnh Thái Bình trở thành trung tâm kết nối của vùng, khu vực và quốc tế
- 110 tập thể, cá nhân đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét khen thưởng cấp nhà nước năm 2024
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh: Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh