“Thủ tục để làm người còn sống” - một thời chấn động trong làng văn
Truyện Minh Chuyên gần gũi với những gì người ta gặp hàng ngày, không cao đạo giáo lý, không uốn éo làm duyên. Minh Chuyên đã viết “Thủ tục để làm người còn sống”. Tiếng vang ấy đã một thời gây chấn động trong làng văn, trong cánh nhà binh, trong bạn đọc cả nước. Một cốt truyện vừa nhân văn, vừa xót xa, xa xót đến xiêu lòng. Nhân vật chính Trần Quyết Định gợi bạn đọc nhớ đến dòng văn học hiện thực Việt Nam mà các bậc thầy Nam Cao, Ngô Tất Tố đã thể hiện rất tài tình.
Nhân vật Trần Quyết Định quả thực độc đáo trong xã hội đương đại, sinh ra từ sau một cuộc chiến tranh khốc liệt. Phát hiện một cốt truyện, tái hiện lại để có một nhân vật kiểu Trần Quyết Định mình nghĩ khó có mấy ai vượt được. Chỉ có tác giả tự nguyện dấn thân, ngòi bút viết hết mình, không sợ lực cản mới có được hình tượng một Trần Quyết Định như thế.
Mình thật mừng cho Minh Chuyên trong đời văn có được nhân vật Trần Quyết Định trong “Thủ tục để làm người còn sống”. Nhưng mình lại bất ngờ sau đó vài năm Minh Chuyên lại có Nguyễn Đình Thúc từ “Người lang thang không cô đơn” bước ra, một nhân vật mang đầy tính nhân bản của văn học. Thúc và Định trở thành hình tượng điển hình trong thể loại ký của Minh Chuyên. Họ cùng dâng hiến, hy sinh vì Tổ quốc, vì nhân dân rồi phải chịu đựng nỗi bất hạnh đến tận cùng. Bằng hành văn trong sáng kể và tả chân thực, cả hai nhân vật này đều trở nên hình ảnh cao đẹp trong lòng bạn đọc. Đó là sự rất đáng mừng.
Mình nhân thể để lý giải rằng: Vì đã đọc “Thủ tục để làm người còn sống” và “Người lang thang không cô đơn” trên Báo Văn nghệ nên khi đọc “Người gặp trong mơ” của Minh Chuyên, mình đòi hỏi tập truyện này phải vượt lên một tầm cao hơn về sức chiến đấu, về triết lý nhân sinh. Chuyện này cũng giống như môn nhảy cao, trên sân nhảy Minh Chuyên đã vỗ đùi nhảy vọt xà ở mức 2 mét thì lần nhảy thứ hai xoàng ra cũng phải 2,1m, không thể thấp hơn. Có thể Minh Chuyên không bằng lòng với cách so sánh đó nhưng chặng đường sắp tới đòi hỏi Minh Chuyên phải như thế.
Hà Nội, ngày 5/11/1992
Nhà văn Vũ Bão
Tin cùng chuyên mục
- Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn: Nguồn cảm hứng về tinh thần hiếu học 06.10.2024 | 17:20 PM
- Lời thề yêu nước 09.07.2024 | 10:56 AM
- Hoàng Kỳ - người chiến sĩ cộng sản kiên trung 30.06.2024 | 23:35 PM
- Ký ức hào hùng của chiến sĩ Điện Biên 05.05.2024 | 19:35 PM
- Hai cây đại cổ - linh hồn của làng quê Đồng Thanh 26.04.2024 | 13:47 PM
- Gắn kết hai vùng quê danh tướng 03.04.2024 | 10:07 AM
- Người cầm cờ trong buổi lễ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân 15.12.2023 | 17:48 PM
- Khắc ghi lời Bác dạy, phát triển nông nghiệp hiện đại, nông thôn văn minh, nông dân giàu có 25.10.2023 | 09:01 AM
- Kỷ niệm 195 năm thành lập huyện Tiền Hải (1828 - 2023)Tiền Hải: Phát huy truyền thống, phấn đấu vươn xa 06.10.2023 | 08:48 AM
- Kỷ niệm 195 năm thành lập huyện Tiền Hải (1828 - 2023)Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ với cuộc khẩn hoang thành lập huyện Tiền Hải 06.10.2023 | 08:50 AM
Xem tin theo ngày
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại Trường Tiểu học và THCS Đông Vinh
- Nhân lên truyền thống “tôn sư, trọng đạo”
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng cán bộ làm công tác mặt trận nhân ngày truyền thống MTTQ Việt Nam