Đưa nghề may về quê
Chia sẻ về hành trình tìm nghề cho nông dân, ông Hân cho biết: Quê tôi ở xã Đông Hòa diện tích đất nông nghiệp ít. Ngoài cấy hai vụ lúa, người dân chủ yếu trồng quất cảnh, làm các nghề mộc, nề, dệt bao manh đay… Nhiều lao động phải đi làm ăn xa, cuộc sống còn rất nhiều khó khăn. Xuất thân là nông dân, người lính, là đảng viên nên sau khi rời quân ngũ trở về quê hương tôi rất trăn trở muốn đầu tư một công việc ổn định, tạo việc làm cho gia đình mình và những người nông dân. Năm 2004, tôi thành lập Công ty TNHH Dệt may Trường Sơn Thịnh. Vượt qua bộn bề khó khăn lúc ban đầu, bản thân tôi vừa tìm mọi cách huy động vốn vừa tích cực học hỏi, tích lũy kinh nghiệm về nghề may, kỹ năng quản lý nhân sự, quản trị doanh nghiệp, tìm kiếm khách hàng. Để giải quyết bài toán về lao động, ngay từ khi thành lập doanh nghiệp, tôi phối hợp với các cấp hội nông dân mở các lớp dạy nghề may cho nông dân, mỗi lớp học trong ba tháng với đầy đủ máy móc thiết bị, đội ngũ giáo viên hướng dẫn tận tình. Nông dân học nghề xong được cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ. Quá trình học nghề, Công ty phụ cấp cho người lao động bữa cơm ca. Khi họ sử dụng thành thạo máy may công nghiệp, ổn định tay nghề và hiểu các quy định về vệ sinh an toàn lao động, Công ty ký hợp đồng tuyển dụng người lao động vào làm việc và được hưởng đầy đủ các chế độ theo quy định của pháp luật.
Sau 14 năm gây dựng cơ nghiệp, giúp những người nông dân trở thành công nhân, Công ty TNHH Dệt may Trường Sơn Thịnh có sự phát triển vượt bậc. Từ chỗ thiết bị máy móc đơn sơ với 30 người làm việc may gia công các sản phẩm, đến nay Công ty mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng hai nhà máy tại xã Đông Hòa (thành phố Thái Bình) và tại cụm công nghiệp Mê Linh (xã Mê Linh, huyện Đông Hưng). Ông Hân luôn nỗ lực học hỏi những kinh nghiệm quản lý của các doanh nhân thành đạt, gần gũi, động viên người lao động không ngừng phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Công ty đầu tư nhiều trang thiết bị máy móc hiện đại vào sản xuất, đáp ứng yêu cầu khắt khe của những khách hàng khó tính nhất. Sản phẩm của Công ty chủ yếu là áo jacket, trong đó 80% sản phẩm xuất trực tiếp ra nước ngoài, 20% gia công cho các đơn vị.
Do bảo đảm chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng nên ngày càng có nhiều khách hàng nước ngoài tìm đến ký hợp đồng với doanh nghiệp. Sản phẩm của Công ty hiện nay xuất đi Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và các nước châu Âu. Trung bình mỗi tháng, Công ty xuất xưởng 33.000 - 35.000 sản phẩm. Dự kiến doanh thu năm 2018 đạt từ 50 - 60 tỷ đồng.
Hiện nay, Công ty TNHH Dệt may Trường Sơn Thịnh đang tạo việc làm cho 700 lao động với mức thu nhập ổn định 5 - 6 triệu đồng/người/tháng. Nhiều lao động 50 - 60 tuổi vẫn được doanh nghiệp nhận vào làm việc với mức thu nhập 4,5 triệu đồng/người/tháng. Cùng với đó, Công ty bảo đảm đầy đủ chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho cán bộ, công nhân viên, người lao động; thực hiện chế độ khuyến khích cho người lao động như: thưởng chuyên cần, thưởng theo phần trăm mức lương khoán theo tháng, thưởng tăng ca, tăng giờ, thưởng tết, hỗ trợ tháng lương thứ 13, bảo đảm chế độ các ngày lễ, tết trong năm, hỗ trợ cho công nhân khuyết tật làm việc tại doanh nghiệp từ 100.000 - 200.000 đồng/người/ tháng.
Chị Phạm Thị Hơn, xã Tây Đô (Hưng Hà) cho biết: Tôi vào làm việc tại Công ty từ những ngày đầu doanh nghiệp đưa nhà máy may ở xã Mê Linh đi vào sản xuất. Môi trường làm việc ở đây rất tốt, mọi chế độ cho người lao động được bảo đảm. Thuận lợi nhất là chúng tôi được đi làm gần nhà với mức thu nhập gấp nhiều lần so với làm nông nghiệp, cuộc sống gia đình nhờ vậy ổn định hơn.
Thời gian tới, Công ty TNHH Dệt may Trường Sơn Thịnh tiếp tục đầu tư giai đoạn 2, xây thêm 1 nhà máy may ở xã Mê Linh, mở rộng quy mô sản xuất, nâng tổng số lao động lên 1.000 người.
Bà Bùi Thị Nga, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết: Ông Vũ Duy Hân là một Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh năng động, nhiệt tình, hết lòng vì hội viên. Ông đã giúp hàng trăm nông dân trở thành những công nhân có việc làm và thu nhập ổn định. Doanh nghiệp cũng phối hợp tích cực với tổ chức hội tham gia các hoạt động nhân đạo từ thiện, giúp đỡ hội viên, nông dân, công nhân có hoàn cảnh khó khăn, góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội trên địa bàn.
Mạnh Cường
Tin cùng chuyên mục
- Về nơi thành lập Tỉnh đội Dân quân Thái Bình 09.12.2024 | 10:13 AM
- Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn: Nguồn cảm hứng về tinh thần hiếu học 06.10.2024 | 17:20 PM
- Lời thề yêu nước 09.07.2024 | 10:56 AM
- Hoàng Kỳ - người chiến sĩ cộng sản kiên trung 30.06.2024 | 23:35 PM
- Ký ức hào hùng của chiến sĩ Điện Biên 05.05.2024 | 19:35 PM
- Hai cây đại cổ - linh hồn của làng quê Đồng Thanh 26.04.2024 | 13:47 PM
- Gắn kết hai vùng quê danh tướng 03.04.2024 | 10:07 AM
- Người cầm cờ trong buổi lễ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân 15.12.2023 | 17:48 PM
- Khắc ghi lời Bác dạy, phát triển nông nghiệp hiện đại, nông thôn văn minh, nông dân giàu có 25.10.2023 | 09:01 AM
- Kỷ niệm 195 năm thành lập huyện Tiền Hải (1828 - 2023)Tiền Hải: Phát huy truyền thống, phấn đấu vươn xa 06.10.2023 | 08:48 AM
Xem tin theo ngày
- Khen thưởng 12 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác văn phòng cấp ủy
- Công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ
- Hội nghị Chính phủ với chính quyền địa phương
- Không ngừng nghỉ trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
- Họp Tiểu ban Nhân sự Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI
- Chính thức khởi động cuộc thi trắc nghiệm trên internet tìm hiểu “Lịch sử Đảng bộ, lịch sử tỉnh Thái Bình”
- An Ninh: Khánh thành Trung tâm giáo dục cộng đồng
- Gắn thực hiện nhiệm vụ của ngành kiểm sát với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
- Đảng ủy Quân khu 3: Ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và xây dựng Đảng bộ năm 2025
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri thành phố Thái Bình