Thứ 6, 03/05/2024, 01:32[GMT+7]

Nghệ sĩ Nhân dân Đỗ Lộc Người con tài ba của quê hương

Thứ 5, 08/12/2011 | 16:24:02
4,292 lượt xem
Sinh ra, lớn lên từ Thái Bình, với tình yêu quê hương, yêu âm nhạc thiết tha, Đỗ Lộc đã mang tất cả tài năng, trí tuệ góp phần làm phong phú nền âm nhạc dân tộc truyền thống của nước nhà. Sau những năm được tu luyện trong cái nôi âm nhạc, Đỗ Lộc không ngừng rèn luyện chuyên môn với đức tính giản dị, khiêm tốn học thày, học bạn, luôn kiên trì, tìm tòi sáng tạo trong cách sử dụng, cải tiến các nhạc cụ dân tộc để biểu diễn.

Nghệ sỹ nhân dân Đỗ Lộc

Trong nếp nhà tranh bình dị nằm khuất sau lũy tre xanh làng Đồng Xâm ngày xưa (nay là xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình), vào chiều hoàng hôn cuối mùa thu năm 1948, Đỗ Lộc cất tiếng khóc chào đời. Anh lớn lên theo thời gian qua tiếng ru ngọt ngào của người mẹ, trong vòng tay ấm áp của người cha – một nghệ nhân có đôi bàn tay "chạm bạc trổ vàng" với nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống độc đáo của Thái Bình, của Việt Namon>.

 

Mới tuổi 14, Đỗ Lộc đã trúng tuyển vào trường Âm nhạc Việt Nam, nay là Nhạc viện Quốc gia Việt Nam (Khóa học 1962 – 1966). Được điều về công tác tại đoàn Ca múa miền Namon> sau là đoàn Ca múa Bông Sen, Đỗ Lộc hướng theo đường lối của Đảng “xây dựng nền văn hóa Việt Namon> tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Với lòng khát khao cháy bỏng, với tình yêu nồng nàn trong lĩnh vực âm nhạc truyền thống Đỗ Lộc đã dốc lòng cộng sự đam mê với nghề suốt 30 năm.

 

Trong quá trình lao động, sáng tạo nghệ thuật Đỗ Lộc dành được nhiều thành tích xuất sắc trong nghệ thuật. Tại các cuộc liên hoan trong nước và Quốc tế ông đã đạt được nhiều Huy chương vàng với các tiết mục: Độc tấu sáo trúc “Ngày hội non sông”; Độc tấu đàn T’Rưng “Cánh chim Chơ Rao”; Độc tấu đàn Ăng K’Lung và sáo Phong tiêu “Tây Nguyên vẫy gọi”. Năm 1981, ông được Nhà nước tặng Huân chương lao động hạng Ba.

 

Với cây đàn T’Rưng, Đỗ Lộc đã nghiên cứu cách sử dụng và dùng que gõ 2 chiều để cùng một lúc đàn phát lên 4 âm khác nhau (trước đây đàn T’Rưng dùng 2 que gõ chỉ phát lên 2 âm). Đến nay cách sử dụng que 2 chiều được phổ biến và ứng dụng rộng rãi với tất cả các nhạc công biểu diễn đàn T’Rưng trên cả nước, làm phong phú thêm âm thanh núi rừng.

 

Một công trình nữa khẳng định tài năng của Đỗ Lộc là phương pháp: cưa – mài – gọt đàn K’Lung (đàn đá) và sáo Phong Tiêu để tạo ra những âm thanh cao, thấp theo hệ thống bán cung đương đại. Do có nhiều đóng góp, sáng tạo, tài hoa trong lĩnh vực âm nhạc, năm 1983 Đỗ Lộc được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú.

 

Gần trọn cuộc đời cống hiến sức lực, tài năng, nhiệt huyết cho nền âm nhạc dân tộc truyền thống của Việt Nam, năm 1993 Đỗ Lộc đã vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý nhất: Nghệ sĩ Nhân dân. Trong giới nghệ thuật nói chung, giới âm nhạc nói riêng nhắc đến Nghệ sĩ Đỗ Lộc ai cũng nể trọng người nghệ sĩ tài hoa hết mình vì nghệ thuật âm nhạc này. Bản thân NSND Đỗ Lộc rất tự hào là một người con được sinh ra và lớn lên từ đất mẹ Thái Bình.

Đức Ba

(Thành phố Thái Bình)

  • Từ khóa