Thi gan làm giàu
Đánh thức đất hoang hóa
Đến thăm mô hình trang trại thủy sản của gia đình anh Nguyễn Trung Kiên ở xã Đô Lương (Đông Hưng) rộng trên 10,7ha với cây, con đặc sản, giá trị cao như cá diêu hồng, ếch và cá rô phi sinh sản, lợn rừng, mít Thái Lan, táo, ổi... hàng năm cho thu nhập 1,2 - 1,3 tỷ đồng không ai có thể tin được rằng trước đây là vùng đất chua phèn, bị bỏ hoang. Để biến vùng đất hoang hóa trở thành trang trại thủy sản rộng lớn, xanh mướt, trù phú, anh Kiên đã chọn hướng đi, cách làm táo bạo, mạo hiểm: xin chuyển ruộng tốt lấy ruộng xấu, thuê toàn bộ đất chua phèn, úng trũng bên cạnh với giá 30kg thóc/sào/năm, vay 400 triệu đồng từ ngân hàng đầu tư cải tạo, khử chua phèn, đào ao, xây chuồng trại nuôi các con giống giá trị cao... Anh Kiên cho biết: Biết là mình liều nhưng nếu cứ sản xuất theo kiểu truyền thống nhỏ lẻ, manh mún với vài sào ruộng khoán, cây lúa, củ khoai như xưa thì không thể làm giàu được. Trang trại của anh Kiên hiện đang giải quyết việc làm cho 4 lao động địa phương với thu nhập 4,5 - 5 triệu đồng/tháng. Anh Kiên vẫn mong chính quyền xã Đô Lương thực hiện tích tụ ruộng đất để anh tiếp tục thuê mở rộng trang trại.
Trong khi ở nhiều địa phương một số hộ gia đình nông dân không mặn mà với đồng ruộng thì ở xã Hiệp Hòa (Vũ Thư) chị Bùi Thị An Thường lại giàu lên từ việc thuê ruộng của các hộ nông dân khác để cấy lúa chất lượng cao. Chị Thường khẳng định: Chính sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, mỗi hộ 2 - 3 sào, các thửa ruộng lại bị chia nhỏ ở nhiều xứ đồng khác nhau làm chi phí cho sản xuất tăng cao, thu nhập thấp khiến nhiều hộ bỏ ruộng hoang. Tiếc đất, tôi mạnh dạn thuê 7ha đất của gần 40 hộ dân trong thôn Phương Cáp và đất 5% của xã đầu tư cấy các giống lúa mới năng suất cao như lúa Nhật và Nam Hương 4, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, trung bình 1 vụ lúa thu được khoảng 30 - 35 tấn thóc. Để có đầu ra ổn định, chị ký hợp đồng với một công ty chuyên thu mua nông sản ở Hải Dương nhận bao tiêu toàn bộ sản phẩm lúa với giá 7.000 đồng/kg thóc tươi. Ngoài trồng lúa, chị còn trồng thêm bí xanh và các loại rau màu khác để tăng thêm thu nhập. Mỗi năm, chị Thường thu lãi 350 - 400 triệu đồng, mức thu nhập này là ước mơ của nhiều người nông dân trồng lúa hiện nay. Ngoài ra, chị thuê thêm 10 lao động thời vụ với thu nhập từ 100.000 - 200.000 đồng/người/ngày công.
Mở đường cho nông nghiệp hàng hóa
Với mong muốn mang kiến thức đã học cùng bà con nông dân làm giàu từ sản xuất nông nghiệp hàng hóa, anh Bùi Đình Hiếu đã quyết định nghỉ việc ở Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quê Hồng An (Hưng Hà) thuê hơn 6ha của 110 hộ dân với thời gian thuê 25 năm, đầu tư gần 20 tỷ đồng xây dựng trang trại trồng một số loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, nhu cầu của thị trường lớn như cam canh, chuối, ổi lê, bưởi và ươm cây giống. Anh Hiếu cho biết: Thời điểm tôi đứng ra thuê đất, khái niệm tích tụ ruộng đất còn rất mới mẻ nên cả chính quyền và người dân đều “e dè” trong việc hợp tác. Sau nhiều lần gặp gỡ, thuyết phục tôi đã thuê được với giá từ 700.000 - 1 triệu đồng/sào/năm. Vượt qua những khó khăn ban đầu, đến nay trang trại của anh Hiếu đã cho thu hoạch, sản phẩm cung cấp chủ yếu cho hệ thống siêu thị Vinmart và xuất đi các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định. Doanh thu hàng năm trung bình từ 1,5 đến 2 tỷ đồng. Trang trại còn tạo việc làm cho 15 - 30 lao động từ các hộ cho anh thuê đất canh tác có nhu cầu đi làm với thu nhập từ 3 - 4 triệu đồng/tháng. Điều đó có nghĩa là người nông dân đã trở thành công nhân trên đồng ruộng, sản xuất theo công nghệ nhờ thực hiện tích tụ ruộng đất.
Vũ Chính (thành phố Thái Bình) là xã có nhiều cá nhân mạnh dạn đứng ra thuê đất với quy mô lớn để sản xuất nông nghiệp hàng hóa, áp dụng công nghệ cao tạo nên những cánh đồng hoa muôn màu sắc, vùng trồng rau xanh an toàn, rau thủy canh cho thu nhập cao. Điển hình là chị Nguyễn Thị Lan, chủ cơ sở sản xuất rau an toàn Vạn Xuân. Chị Lan đã biến vùng đầm hoang rộng 10.000m2 không có đường ra ven sông ở thôn Lạc Chính thành trang trại tràn đầy sự sống với lợn, gà, cá, rau. Đặc biệt 2 năm nay chị Lan tiên phong áp dụng công nghệ trồng rau thủy canh, trồng rau trong nhà lưới tạo ra sản phẩm rau sạch cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Chị Lan cho biết: Sản xuất rau theo mô hình thủy canh hay nhà lưới tiết kiệm đất, tránh côn trùng phá hoại, không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, năng suất và chất lượng đều cao, trồng trái vụ nên bán được giá. Mỗi năm chị thu từ cơ sở sản xuất rau an toàn Vạn Xuân trên 1 tỷ đồng, trừ chi phí lãi 800 - 900 triệu đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 6 lao động với thu nhập 5 triệu đồng/người/tháng. Những người nông dân như anh Kiên, anh Hiếu, chị Thường, chị Lan không chỉ có gan làm giàu mà còn mở đường cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa không chỉ ở địa phương mà còn của toàn tỉnh.
Từ những người nông dân yêu đất với cách làm mới trên cánh đồng cũ đem lại thành công, Thái Bình đã được Chính phủ lựa chọn triển khai thí điểm cơ chế tích tụ đất, thu hút đầu tư sản xuất nông nghiệp tập trung. Đây là cơ hội để Thái Bình tiếp tục có những đột phá về tích tụ ruộng đất, công nghệ tiên tiến, tổ chức sản xuất cũng là cơ hội để có thêm nhiều nông dân giàu lên từ làm nông nghiệp.
Ông Phạm Văn Dụng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Những chính sách ưu đãi cho phát triển nông nghiệp của tỉnh và các địa phương thời gian qua đã tạo cơ hội, khuyến khích những người nông dân đứng ra thuê đất sản xuất lớn, tạo kỳ tích trên những cánh đồng. Năm 2018, tổng diện tích đất nông nghiệp tích tụ, tập trung để sản xuất hàng hóa quy mô lớn gắn với tiêu thụ nông sản của toàn tỉnh là 14.440ha. Trong đó, diện tích đất tích tụ, tập trung theo hình thức thuê đất và chuyển nhượng quyền sử dụng đất là 5.348ha (tăng 184,79ha so với năm 2017). Đến nay, toàn tỉnh có hàng trăm tổ chức, cá nhân tham gia tập trung, tích tụ ruộng đất và hàng chục tổ chức thực hiện liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản. Nhiều nông dân trở thành ông chủ trên đồng ruộng với thu nhập hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng nhờ mạnh dạn tích tụ ruộng đất sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Tích tụ ruộng đất được coi là “cuộc cách mạng” đối với sản xuất nông nghiệp của tỉnh, hướng đến nền nông nghiệp hàng hóa, quy mô lớn. Ông Mai Văn Hội, Giám đốc HTX DVNN xã Quỳnh Hoa (Quỳnh Phụ) |
Thu Hiền
Tin cùng chuyên mục
- Về nơi thành lập Tỉnh đội Dân quân Thái Bình 09.12.2024 | 10:13 AM
- Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn: Nguồn cảm hứng về tinh thần hiếu học 06.10.2024 | 17:20 PM
- Lời thề yêu nước 09.07.2024 | 10:56 AM
- Hoàng Kỳ - người chiến sĩ cộng sản kiên trung 30.06.2024 | 23:35 PM
- Ký ức hào hùng của chiến sĩ Điện Biên 05.05.2024 | 19:35 PM
- Hai cây đại cổ - linh hồn của làng quê Đồng Thanh 26.04.2024 | 13:47 PM
- Gắn kết hai vùng quê danh tướng 03.04.2024 | 10:07 AM
- Người cầm cờ trong buổi lễ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân 15.12.2023 | 17:48 PM
- Khắc ghi lời Bác dạy, phát triển nông nghiệp hiện đại, nông thôn văn minh, nông dân giàu có 25.10.2023 | 09:01 AM
- Kỷ niệm 195 năm thành lập huyện Tiền Hải (1828 - 2023)Tiền Hải: Phát huy truyền thống, phấn đấu vươn xa 06.10.2023 | 08:48 AM
Xem tin theo ngày
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng công nhận thị trấn Tiền Hải mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại IV
- Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
- Gặp mặt cán bộ, hội viên Câu lạc bộ Lê Quý Đôn
- Khen thưởng 12 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác văn phòng cấp ủy
- Công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ
- Hội nghị Chính phủ với chính quyền địa phương
- Không ngừng nghỉ trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
- Họp Tiểu ban Nhân sự Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI
- Chính thức khởi động cuộc thi trắc nghiệm trên internet tìm hiểu “Lịch sử Đảng bộ, lịch sử tỉnh Thái Bình”
- An Ninh: Khánh thành Trung tâm giáo dục cộng đồng