Công ty CP Chè Thái Bình (Lạng Sơn): Đưa “danh trà xứ Lạng” vươn xa
Cùng với cây thông, trong nhiều năm qua, cây chè cũng là cây trồng chủ lực của huyện Đình Lập. Diện tích trồng chè của huyện Đình Lập hiện có khoảng 527ha, tập trung chủ yếu ở thị trấn Nông trường Thái Bình, xã Lâm Ca và xã Thái Bình. Sản lượng chè búp tươi đạt khoảng 1.500 tấn/năm. Trên thực tế, cây chè đã mang lại nguồn thu nhập không nhỏ cho người trồng chè ở Đình Lập.
Chị Mã Thị Hoa, ở khu 5, thị trấn Nông trường Thái Bình cho biết: Vài năm nay, giá chè tươi đều tăng, hiện giá chè tươi loại I là 13 nghìn đồng/kg, các loại khác có giá từ 8 – 10 nghìn đồng/kg. Không chỉ giá tăng, đầu ra của sản phẩm chè cũng ổn định bởi Công ty CP Chè Thái Bình đã ký kết, đảm bảo khâu tiêu thụ cho người trồng chè.
Cùng chung niềm vui như vậy, bà Hà Thị Phương, ở thôn Hòa An, xã Thái Bình tâm sự: Thời điểm thu hoạch chè bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8 hàng năm và phải mất từ 30 – 40 ngày mới thu hoạch được một lứa chè. Như vậy cả vụ chỉ thu được 4 – 5 lứa chè. Cứ 1 ha chè mỗi lứa hái được từ 1 – 1,5 tấn. Nếu giá chè tươi ở mức từ 10 - 13 nghìn đồng/kg trừ tất cả các chi phí, 1 vụ chè sẽ cho thu nhập từ 70 – 80 triệu đồng.
Ông Đỗ Đức Định, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Nông trường Thái Bình cho biết: Hầu như hộ nào của thị trấn cũng trồng chè, hộ ít thì có 2 - 3 sào, hộ nhiều có khoảng 1ha. Do vậy, nguồn thu nhập chính của người dân thị trấn đều từ cây chè. Hiện diện tích chè của thị trấn Nông trường Thái Bình có hơn 150ha, nguồn thu từ bán chè tươi vào khoảng 12 tỷ đồng/năm.
Ngoài thị trấn Nông trường Thái Bình, nguồn thu nhập của bà con xã Thái Bình, xã Lâm Ca phần lớn nhờ vào cây chè. Qua trao đổi với người dân, cũng như lãnh đạo thị trấn Nông trường Thái Bình, xã Thái Bình và xã Lâm Ca, được biết, người dân an tâm tập trung vào cây chè trong suốt nhiều năm qua cũng nhờ sự bao tiêu sản phẩm từ phía Công ty CP Chè Thái Bình (Lạng Sơn).
Ông Bế Xuân Hồng, Phó Giám đốc Công ty CP Chè Thái Bình cho biết, trung bình mỗi năm công ty thu mua từ 1.000 – 1.200 tấn chè tươi nguyên liệu của bà con trồng chè. Sau đó chế biến thành chè Ô long, Ngọc Thúy, Bát Tiên thương phẩm, đồng thời đóng hộp, dán tem truy xuất nguồn gốc để xuất khẩu sang các nước và vùng lãnh thổ như Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc… Doanh thu từ xuất khẩu chè mỗi năm đạt khoảng 20 - 22 tỷ đồng.
Theo ông Hồng, các nước trước vẫn nhập khẩu chè Ô long, Ngọc Thúy hay Bát tiên hiện đã siết chặt về nguồn gốc và chất lượng một số loại nông sản, trong đó sản phẩm chè cũng nằm trong số đó. Trước khi nhập khẩu, các đối tác thường qua khảo sát thực tế vùng trồng nguyên liệu chè. Theo đánh giá thì quy trình chăm sóc, thu hái của bà con cơ bản đáp ứng được yêu cầu của họ. Cùng với đó, công ty liên tục đầu tư vào hệ thống máy móc. Chính điều này khiến việc xuất khẩu sang Đài Loan, Trung Quốc thuận lợi.
“Chúng tôi luôn cử cán bộ kỹ thuật bám sát bà con, hướng dẫn người trồng chè thực hiện việc trồng, chăm sóc, thu hoạch theo đúng quy trình sản xuất nông nghiệp an toàn. Điều này nhằm đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn mà doanh nghiệp các nước yêu cầu…” - ông Hồng nói.
Một nguyên nhân khác khiến giá trị cây chè ở Đình Lập tăng dần từng năm, đó là, việc liên kết giữa người trồng chè và doanh nghiệp là Công ty CP Chế biến chè Thái Bình rất chặt chẽ. Hiện nay, vùng chè nguyên liệu mà công ty đã ký kết với các hộ trồng là 300/527ha của toàn huyện. Việc ký kết giữa doanh nghiệp và người trồng chè góp phần đảm bảo đầu ra, giá bán, đồng thời còn giúp công ty đảm bảo nguồn nguyên liệu tốt để sản xuất ra sản phẩm đạt chất lượng xuất khẩu.
Ông Hoàng Thanh Đạm, Phó Chủ tịch UBND huyện Đình Lập cho biết: Tình hình xuất khẩu một số sản phẩn nông sản của huyện cũng như của tỉnh đang gặp không ít khó khăn do phía các nước siết chặt các tiêu chuẩn về chất lượng. Nhưng, sản phẩm chè Ô long, Bát Tiên, Ngọc Thúy… của Đình Lập vẫn xuất khẩu đều, đặc biệt là xuất khẩu sang một số nước khó tính như Nhật Bản, Úc… Điều này cho thấy vai trò của Công ty CP Chè Thái Bình rất quan trọng. Doanh nghiệp đã làm tốt công tác tìm thị trường, thường xuyên quảng bá, mời chào sản phẩm chè Ô long, Ngọc Thúy, Bát tiên đến doanh nghiệp ở trong và người nước.
Từ thực tế cho thấy, với sự đồng tâm, nhất chí, sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền, doanh nghiệp và nhất là sự đồng lòng của bà con nhân dân, giá trị sản phẩm chè Ô long, Ngọc thúy, Bát tiên từ lâu được gọi là “danh trà xứ Lạng” đang tiếp tục được nâng tầm.
TRÍ DŨNG – CÔNG QUÂN
(Báo Lạng Sơn)
Bài tham dự cuộc thi Người Thái Bình, đất Thái Bình.
Tin cùng chuyên mục
- Về nơi thành lập Tỉnh đội Dân quân Thái Bình 09.12.2024 | 10:13 AM
- Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn: Nguồn cảm hứng về tinh thần hiếu học 06.10.2024 | 17:20 PM
- Lời thề yêu nước 09.07.2024 | 10:56 AM
- Hoàng Kỳ - người chiến sĩ cộng sản kiên trung 30.06.2024 | 23:35 PM
- Ký ức hào hùng của chiến sĩ Điện Biên 05.05.2024 | 19:35 PM
- Hai cây đại cổ - linh hồn của làng quê Đồng Thanh 26.04.2024 | 13:47 PM
- Gắn kết hai vùng quê danh tướng 03.04.2024 | 10:07 AM
- Người cầm cờ trong buổi lễ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân 15.12.2023 | 17:48 PM
- Khắc ghi lời Bác dạy, phát triển nông nghiệp hiện đại, nông thôn văn minh, nông dân giàu có 25.10.2023 | 09:01 AM
- Kỷ niệm 195 năm thành lập huyện Tiền Hải (1828 - 2023)Tiền Hải: Phát huy truyền thống, phấn đấu vươn xa 06.10.2023 | 08:48 AM
Xem tin theo ngày
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng công nhận thị trấn Tiền Hải mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại IV
- Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
- Gặp mặt cán bộ, hội viên Câu lạc bộ Lê Quý Đôn
- Khen thưởng 12 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác văn phòng cấp ủy
- Công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ
- Hội nghị Chính phủ với chính quyền địa phương
- Không ngừng nghỉ trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
- Họp Tiểu ban Nhân sự Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI
- Chính thức khởi động cuộc thi trắc nghiệm trên internet tìm hiểu “Lịch sử Đảng bộ, lịch sử tỉnh Thái Bình”
- An Ninh: Khánh thành Trung tâm giáo dục cộng đồng