Ông Tứ nuôi tôm thời @
Là một trong hai huyện ven biển của tỉnh Thái Bình, những năm gần đây số đơn vị và cá nhân đến với vùng biển Tiền Hải để tìm hướng phát triển kinh tế ngày càng nhiều. Hình thức nuôi quen thuộc và phổ biến với người dân là nuôi tôm thẻ trong ao đất, ao trải bạt... Tuy nhiên, chi phí đào ao, đầu tư cũng như xử lý chất thải... khá tốn kém, 1ha tôm cũng đầu tư hết khoảng vài trăm triệu đồng. Bên cạnh đó, xử lý chất thải dưới đáy ao khó khăn, tiềm ẩn việc lưu cữu mầm bệnh lâu ngày trong môi trường đất, nước. Cũng như nhiều nông dân khác ở vùng biển Tiền Hải, ông Đào Xuân Tứ, thôn Tân Hưng 2, xã Nam Thắng bó bện hàng chục năm với con tôm thẻ, nhưng hiệu quả lại chẳng như mong đợi, tôm cứ được một vụ thì 2-3 thậm chí 4 vụ mất mùa. Trước thực tế đó, ông Tứ băn khoăn, trăn trở để tìm ra cách thức nuôi mới. Ông lên mạng mày mò, tìm hiểu các cách nuôi để làm sao có hiệu quả cao nhất.
Cái duyên nuôi tôm mô hình công nghệ cao này đến với anh Đào Xuân Tứ cũng thật tình cờ. Đầu năm 2019, Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam về Thái Bình tổ chức hội thảo về nuôi tôm công nghệ cao. Ông đã được tham gia trong buổi hội thảo đó. Ông Tứ thấy mô hình nuôi tôm công nghệ cao này hiệu quả cao, có khả năng sẽ triển khai được tại địa phương mình. Thế là trong suốt buổi hội thảo ông tập trung lắng nghe các kỹ sư hướng dẫn, ghi chép cẩn thận, chỗ quan trọng ông còn quay lại bằng điện thoại để về xem lại. Sau buổi hội thảo, ông liên hệ với cán bộ của Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam để nhờ hỗ trợ và triển khai làm mô hình nuôi tôm thẻ công nghệ cao. May mắn, ông Tứ đã được công ty cử cán bộ chuyên môn xuống hướng dẫn , giúp đỡ triển khai thực hiện các bước để nuôi tôm. Tổng tiền đầu tư cho việc xây dựng ao nuôi hết 780 triệu đồng. Số tiền đó là ông Tứ dành dụm dự kiến cuối năm 2019 sẽ xây nhà. Bỏ toàn bộ số tiền để xây nhà làm ao với hàng xóm, họ hàng ông Tứ bị cho là "hâm". Bởi nuôi tôm có thể được, có thể mất, có thể mất trắng toàn bộ số tiền đó. Nhưng ông Tứ vẫn quyết tâm làm với mong muốn sau này có thể có tiền xây ngôi nhà to, đẹp hơn ngôi nhà dự định xây dựng và lại có kế sinh nhai bền vững.
Hình thức nuôi mới của ông Tứ gọi là nuôi tôm bể tròn di động. Trên diện tích 1700m2, ông làm 2 bể , mỗi bể 500m2, diện tích còn lại làm 2 bể ương gièo, tôm trước, để ương gièo 20 ngày ổn định khỏe mạnh mới đưa xuống nuôi trong bể tròn. Việc này đảm bảo cho tôm quen với môi trường mới. Ngoài ra, khâu nước trong bể nuôi phải được xử lý thật sạch trước khi nuôi. Đặc điểm của mô hình bể tròn nổi này là nuôi tôm nổi hẳn trên đất, dùng bạt dày chịu lực bao quanh, các ống thép thiết kế theo hình tròn. Nuôi trong bể dạng tròn không những ít dịch bệnh mà còn rất khỏe mạnh, mật độ 300 con/m2. Chất thải rắn từ ao phải được lắng lọc kỹ, thu gom thường xuyên.
Ông Đào Xuân Tứ chia sẻ: "Nói chung là cái này cũng không phải là liều. Mà cái này cũng phải tính khoa học. Tôi nói thật là đúng 7 tháng trời tôi mày mò ra. Không chuyên gia, không tư vấn tự mình thiết kế ra để làm. Học trên mạng. Mua sắt , thuê thợ về làm. Vốn đầu tư phải cao. Phải chăm sóc tốt hơn ao đất nhưng an toàn hơn ao đất rất nhiều. Vì nước bên ngoài mình đã làm sạch rồi, tất cả được che chắn nên ít bị bệnh. Vì bệnh vào trong ao rất khó, như ao đất kia chim cò bay, cua còng vào."
Nếu nuôi tôm truyền thống, một năm ông Tứ chỉ nuôi được 1-2 vụ thì nuôi theo hình thức công nghệ cao như thế này, có thể nuôi được từ 4 – 5 vụ. Bởi lợi thế của ao nuôi có bạt che phủ, nên có thể nuôi được quanh năm không lo điều kiện thời tiết bất thuận. Trời không phụ lòng người, sau khi thả nuôi được 2,5 tháng ông Tứ đã được thu hoạch. Tôm nuôi màu đẹp, to, nên bán được giá cao, lợi nhuận cao hơn gấp 3 đến 4 lần so với cách nuôi truyền thống. Đến nay, ông Tứ đã thu hoạch được hai vụ. Trọng lượng tôm 27 đến 32 con/kg, giá bán 220.000 đồng - 270.000 đồng, gia đình thu về hơn 1 tỷ đồng. Không chỉ đủ tiền vốn đầu tư mà còn dư. Dự định sang năm 2020 ông Tứ sẽ xây dựng ngôi nhà mới.
Ông Đào Xuân Tứ phấn khởi cho biết thêm: "Trong nuôi tôm cho ăn thức ăn của công ty CP. Thức ăn cũng phải chọn. Cám CP viên săn chắc, tròn đều. Đấy là về chon ăn. Chủ yếu là tôi dùng mật đường, vừa cho tôm ăn, vừa xử lý nước. Mật đường ngâm men để 24 tiếng mình đánh trong ao, xử lý sạch luôn. Nói chung công nghệ tôi nuôi, lái rất thích màu tôm. Màu tôm không lái nào chê.Tôm ao đất đã đẹp rồi nhưng họ vẫn chê. Riêng tôm ao này không bao giờ họ chê."
Như vậy, qua một thời gian thả nuôi, tôm của gia đình ông Tứ đã được thu hoạch và thu về cả hơn tỷ đồng. Qua đó, khẳng định việc nuôi tôm theo hình thức mới bể tròn di động phù hợp với địa phương.
Kỹ sư Nguyễn Văn Giáp, Cán bộ kỹ thuật của Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam - Người trực tiếp hướng dẫn về kỹ thuật, lăn lội cùng ông Tứ trong suốt thời gian qua cho biết: "Mô hình của ông Tứ là mô hình đầu tiên do công ty xây dựng ở Tiền Hải. Bước đầu mô hình thành công với số con 32 con/kg sắp tới công ty sẽ phát triển thêm một số mô hình nữa hỗ trợ cho bà con. Vì vùng này khó khăn về nguồn nước quá yếu. Độ mặn phải lấy theo con nước. Để có một mô hình thành công như thế này mình phải có diện tích chứa lắng và chứa nước thật tốt. Vì con tôm càng lớn thì phải thay nước càng nhiều, bù lại cái lượng tôm thải ra để nó phát triển tốt nhất. "
Mô hình nuôi tôm của ông Tứ đã được chính quyền địa phương đánh giá rất cao. Hàng tháng, các ban ngành đoàn thể trong xã đều đưa hội viên đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm.
Ông Phạm Văn Tính, Chủ tịch UBND xã Nam Thắng (Tiền Hải) cho biết: "Mô hình nuôi tôm công nghệ cao ở các vùng thì rất nhiều. Trong vùng chuyển đổi của xã Nam Thắng thì ông Đào Xuân Tứ người đầu tiên theo hình thức công nghệ cao. Qua vụ nuôi năm 2019 tôi thấy là bước đầu đạt hiệu quả rất cao, gấp nhiều lần so với các hộ nuôi ao quảng canh và bán thâm canh. Mô hình này tới đây, Nam Thắng tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm và nhân ra diện rộng đối với bà con trong vùng chuyển đổi trong những năm tới, theo mô hình của ông Tứ.
Những tấm gương làm kinh tế giỏi như ông Tứ ở Tiền Hải ngày càng nhiều, chính họ đã và đang góp phần làm cho vùng đất này thêm đổi mới.
Video: nuoi_tom_cong_nghe.mp4
Bài tham dự cuộc thi Người Thái Bình, đất Thái Bình
Trần Hiền- Phạm Đông
(Đài TT- TH Tiền Hải)
Tin cùng chuyên mục
- Về nơi thành lập Tỉnh đội Dân quân Thái Bình 09.12.2024 | 10:13 AM
- Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn: Nguồn cảm hứng về tinh thần hiếu học 06.10.2024 | 17:20 PM
- Lời thề yêu nước 09.07.2024 | 10:56 AM
- Hoàng Kỳ - người chiến sĩ cộng sản kiên trung 30.06.2024 | 23:35 PM
- Ký ức hào hùng của chiến sĩ Điện Biên 05.05.2024 | 19:35 PM
- Hai cây đại cổ - linh hồn của làng quê Đồng Thanh 26.04.2024 | 13:47 PM
- Gắn kết hai vùng quê danh tướng 03.04.2024 | 10:07 AM
- Người cầm cờ trong buổi lễ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân 15.12.2023 | 17:48 PM
- Khắc ghi lời Bác dạy, phát triển nông nghiệp hiện đại, nông thôn văn minh, nông dân giàu có 25.10.2023 | 09:01 AM
- Kỷ niệm 195 năm thành lập huyện Tiền Hải (1828 - 2023)Tiền Hải: Phát huy truyền thống, phấn đấu vươn xa 06.10.2023 | 08:48 AM
Xem tin theo ngày
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng công nhận thị trấn Tiền Hải mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại IV
- Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
- Gặp mặt cán bộ, hội viên Câu lạc bộ Lê Quý Đôn
- Khen thưởng 12 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác văn phòng cấp ủy
- Công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ
- Hội nghị Chính phủ với chính quyền địa phương
- Không ngừng nghỉ trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
- Họp Tiểu ban Nhân sự Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI
- Chính thức khởi động cuộc thi trắc nghiệm trên internet tìm hiểu “Lịch sử Đảng bộ, lịch sử tỉnh Thái Bình”
- An Ninh: Khánh thành Trung tâm giáo dục cộng đồng