Hội làng Lộng Khê - Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia
Lộng Khê có đền thờ Quốc sư Nguyễn Minh Không và Thái uý Lý Thường Kiệt. Ngôi đền ấy nay vẫn là một trong những ngôi đền đẹp với nhiều đồ thờ quý ở Thái Bình, một di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia. Lộng Khê còn có một ngôi chùa từng nổi tiếng trong lịch sử, nơi đây Tả nhai đạo lục - người đứng đầu đạo Phật thời Trần Thái Tông (1226 - 1258), cuối đời ông đã về tu hành và viên tịch ở đây. Tại đền Lộng Khê còn 2 bức đại tự, ghi lời ban tặng của các triều về nếp sống đẹp của dân làng, một ghi “Mỹ tục khả phong”, một ghi “Mỹ tục khả tượng”.
Ngày nay Lộng Khê đã trở thành một làng văn hoá, một làng còn bảo tồn và phát triển được nhiều loại hình văn hoá văn nghệ dân gian.
Lễ hội truyền thống làng Lộng Khê là một trong những lễ hội dài ngày và cuốn hút đông đảo người từ khắp nơi đến dự. Hội làng Lộng Khê có nhiều trò chơi dân gian như múa tứ linh, thi bắt vịt, thi thả diều, đánh cờ người, lại có những trò diễn xướng đặc sắc như: hát đúm, múa kéo chữ, múa bát dật … Buổi tối có đốt cây đình liệu, rước đuốc ...Hội đền làng Lộng Khê đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cấp bằng chứng nhận “Di sản văn hóa phi vật thể”, trong đó có tục “Đốt cây đình liệu”.
Theo dân làng kể thì tục này có từ lâu đời và giữ cho đến ngày nay. Trước ngày vào hội dân làng tự nguyện đóng góp tre, nứa, củi và cử người làm cây đình liệu. “Cây” là một bó củi lớn có đường kính từ 1m đến 1,5m, cao từ 10 đến 15m được dựng trước cửa đền. Vào đêm chính hội (29 - 3) dân làng cử một cụ cao tuổi nhất làng, lấy lửa từ trong cung thờ đốt lên ngọn cây đình liêu qua hệ thống ròng rọc điều khiển từ dưới lên. Ngọn lửa bén vào cây, bắt cháy và kéo dài suốt đêm hội. Ánh sáng từ cây đình liệu toả khắp làng. Cùng thời gian các trai đinh trong làng rước đuốc quanh làng tạo nên không khí náo nhiệt trong ngày hội.
Làng Nhống và làng Nẫm (Đại Nẫm, Quỳnh Thọ) xưa có lệ giao chạ. Hai làng cùng vào hội một ngày, cùng có những trò chơi giống nhau. Ca dao xưa còn ghi lại:
Vào đêm 26 tháng 3
Làng Nhống rước đuốc, làng ta rước đèn
Trên trại đón nhận phong đăng
Còn hai làng dưới tỏ tình trao duyên
Từ xưa đến nay, thế hệ này qua thế hệ khác, dân làng Lộng Khê luôn trân trọng, giữ gìn các di sản văn hoá của làng.
Phạm Minh Đức
(Thành phố Thái Bình)
Tác phẩm dự thi Người Thái Bình - đất Thái Bình
Tin cùng chuyên mục
- Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn: Nguồn cảm hứng về tinh thần hiếu học 06.10.2024 | 17:20 PM
- Lời thề yêu nước 09.07.2024 | 10:56 AM
- Hoàng Kỳ - người chiến sĩ cộng sản kiên trung 30.06.2024 | 23:35 PM
- Ký ức hào hùng của chiến sĩ Điện Biên 05.05.2024 | 19:35 PM
- Hai cây đại cổ - linh hồn của làng quê Đồng Thanh 26.04.2024 | 13:47 PM
- Gắn kết hai vùng quê danh tướng 03.04.2024 | 10:07 AM
- Người cầm cờ trong buổi lễ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân 15.12.2023 | 17:48 PM
- Khắc ghi lời Bác dạy, phát triển nông nghiệp hiện đại, nông thôn văn minh, nông dân giàu có 25.10.2023 | 09:01 AM
- Kỷ niệm 195 năm thành lập huyện Tiền Hải (1828 - 2023)Tiền Hải: Phát huy truyền thống, phấn đấu vươn xa 06.10.2023 | 08:48 AM
- Kỷ niệm 195 năm thành lập huyện Tiền Hải (1828 - 2023)Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ với cuộc khẩn hoang thành lập huyện Tiền Hải 06.10.2023 | 08:50 AM
Xem tin theo ngày
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng