Phát triển thị trường trong nước: Tạo không gian và lợi thế cho doanh nghiệp phát triển
Thay đổi nhận thức của người dân, doanh nghiệp
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, việc phát triển thị trường trong nước để kích thích tiêu dùng nội địa chính là tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam thêm cơ hội phát triển, tích lũy năng lực cạnh tranh với doanh nghiệp, hàng hóa nước ngoài. Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng đó, năm 2021 UBND tỉnh đã xây dựng và triển khai đề án phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, các sở, ngành, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và nội dung của đề án tới các tầng lớp nhân dân, nhất là doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.
Ông Trần Huy Quân, Giám đốc Sở Công Thương cho biết: Công tác thông tin, truyền thông đã làm thay đổi nhận thức của các doanh nghiệp về vai trò, trách nhiệm nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của hàng hóa và thực hiện cam kết bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Các cơ quan quản lý nhà nước cùng với người dân và doanh nghiệp từng bước xây dựng, bảo vệ, phát triển thương hiệu cho hàng hóa, nông sản của tỉnh đồng thời khi mua sắm tài sản, hàng hóa tiêu dùng đã ưu tiên lựa chọn những sản phẩm dịch vụ, hàng hóa nguồn gốc xuất xứ Việt Nam.
Mở không gian phát triển
Trong những năm gần đây, hạ tầng thương mại của tỉnh không ngừng được đầu tư hiện đại đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân và hoạt động kinh doanh của tiểu thương, doanh nghiệp. Ngoài hệ thống chợ dân sinh được cải tạo, nâng cấp, xây mới, các loại hình thương mại như cửa hàng tự chọn, siêu thị, trung tâm thương mại cũng nở rộ mang tới trải nghiệm tiêu dùng mới và mở ra không gian tiêu thụ hàng hóa cho doanh nghiệp, hợp tác xã, làng nghề. Ông Trần Hữu Hạnh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Liên Hạnh (cụm công nghiệp thị trấn Vũ Thư) cho biết: Nhờ có các siêu thị như WinMart, GO! Thái Bình mà sản phẩm bún, phở tươi và khô của chúng tôi tiếp cận nhanh thị trường.
Đây là hệ thống phân phối, kinh doanh văn minh không chỉ giúp cho các nhà sản xuất tăng sản lượng tiêu thụ mà còn quảng bá, giới thiệu sản phẩm mới tới người tiêu dùng rất hiệu quả.
Phát triển hệ thống phân phối hàng Việt Nam luôn được các sở, ngành, địa phương ưu tiên chỉ đạo và hỗ trợ cho doanh nghiệp. Các hoạt động như xây dựng điểm bán hàng Việt, khảo sát thị trường, xúc tiến thương mại ở trong và ngoài nước tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm, tổ chức hội chợ, hội nghị, hội thảo bàn phát triển thị trường lúa gạo, kết nối giao thương với các địa phương, đơn vị đã góp phần đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh.
Bà Ngô Thị Liên, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập khẩu (Sở Công Thương) cho biết: Trong 3 năm qua, chúng tôi đã tổ chức hàng chục lớp đào tạo, hướng dẫn cho các doanh nghiệp, hợp tác xã trong tỉnh về ứng dụng thương mại điện tử để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Cùng với đó, Sở hỗ trợ duy trì hoạt động sàn giao dịch thương mại điện tử của tỉnh (ecthaibinh.com) với gần 300 gian hàng online quảng bá miễn phí cho hơn 2.000 sản phẩm; liên kết quảng bá trên sàn thương mại điện tử của các tỉnh, thành phố phía Bắc như Hải Phòng, Bắc Giang, Nghệ An... Sở Công Thương cũng hỗ trợ cho gần 100 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh có sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp nông thôn tiêu biểu thiết kế, xây dựng, duy trì hoạt động website thương mại điện tử riêng, mang lại hiệu quả tích cực trong tiêu thụ sản phẩm.
Trong những năm qua, các sở, ngành chức năng đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường bảo vệ người tiêu dùng, đồng thời tạo môi trường kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Hàng loạt chuyên đề kiểm tra về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả... được triển khai, kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm. Vì vậy, thị trường luôn giữ ổn định, người tiêu dùng yên tâm mua sắm càng kích thích lưu thông hàng hóa trên địa bàn.
Người dân Thái Bình có xu hướng ưu tiên hàng Việt Nam trong tiêu dùng, tạo cơ hội cho doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại thị trường trong nước.
Nâng cao năng lực cạnh tranh để hội nhập
Không dừng lại ở việc kiến tạo không gian phát triển, thời gian qua, các sở, ngành, địa phương có nhiều hình thức hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và sản phẩm. Nổi bật là hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh xây dựng thương hiệu sản phẩm, mã số, mã vạch; triển khai đào tạo, hướng dẫn các thương nhân, các hộ sản xuất nông nghiệp về kỹ năng số và cách thức giới thiệu, quảng bá sản phẩm, xây dựng website riêng, bộ thương hiệu trực tuyến, hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm (QR code), phần mềm quản lý dữ liệu khách hàng và xúc tiến bán hàng trực tuyến trên các trang thương mại, sàn giao dịch thương mại điện tử.
Tiêu biểu, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hướng dẫn, hoàn thiện hồ sơ thủ tục cấp xác nhận chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn cho 3 sản phẩm: gạo làng Keo (Vũ Thư) gạo làng Giành, gạo nếp làng Giành (Quỳnh Phụ); cấp giấy xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn cho 21 sản phẩm góp phần tạo niềm tin cho người tiêu dùng và giúp cho doanh nghiệp, hợp tác xã tiêu thụ nông sản thuận lợi ngay tại địa bàn tỉnh, trong nước và vươn ra xuất khẩu.
Nhờ tập trung phát triển thị trường trong nước mà những năm qua, mặc dù bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 và kinh tế thế giới biến động nhưng các chỉ số công nghiệp và thương mại của tỉnh luôn đạt mức tăng trưởng cao. Năm 2022, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 95.614 tỷ đồng, tăng 17%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 59.613 tỷ đồng, tăng 19,6% so với năm 2021. Năm 2023, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 103.750 tỷ đồng, tăng 8,5%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 69.212 tỷ đồng, tăng 15,3% so với năm 2022.
Khắc Duẩn
Tin cùng chuyên mục
- Thời gian đổ ải tập trung từ ngày 16/1 - 15/2/2025 10.12.2024 | 15:32 PM
- Chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng tổ chức hội chợ nông nghiệp quốc tế đồng bằng Bắc bộ năm 2024 12.11.2024 | 17:31 PM
- Xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi 13.09.2024 | 08:59 AM
- Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão 11.09.2024 | 16:09 PM
- Quỳnh Phụ: Tập trung tiêu thoát nước bảo vệ lúa, rau màu 09.09.2024 | 15:49 PM
- 63.276ha lúa mùa được phun trừ sâu bệnh 26.08.2024 | 11:30 AM
- Chủ động khoanh vùng, xử lý sớm sâu bệnh trên lúa xuân 13.04.2024 | 08:32 AM
- Đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc thăm Công ty Cổ phần Quốc tế Bảo Hưng 02.12.2023 | 19:09 PM
- Phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa cuối vụ 14.09.2023 | 17:05 PM
- Hơn 260 doanh nghiệp huyện Hưng Hà tham gia khảo sát Bộ chỉ số DDCI 15.08.2023 | 16:03 PM
Xem tin theo ngày
- Hơn 34.000 đại biểu tham dự hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt chuyên đề năm 2025
- Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ
- Quyết tâm đạt mục tiêu “5 không” trong bảo đảm an ninh trật tự tết Nguyên đán
- Đảng đoàn HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh: Kiểm điểm tập thể và cá nhân năm 2024
- Công tác tuyên giáo góp phần tạo sự thống nhất trong hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân
- Triển khai công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp năm 2025
- Tăng cường kiểm tra, giám sát ở những lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh sai phạm, tiêu cực
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra tiến độ thi công đường vành đai phía Nam thành phố Thái Bình
- Hội nghị kiểm điểm tập thể và cá nhân các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh