Thứ 4, 27/11/2024, 11:52[GMT+7]

Giám sát hoạt động của các chợ truyền thống, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh

Thứ 2, 26/10/2020 | 18:05:45
2,350 lượt xem
Chiều ngày 26/10, tại Sở Công Thương, Ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh giám sát hoạt động của các chợ truyền thống, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh.

Lãnh đạo Ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh phát biểu tại buổi giám sát.

Hiện nay, toàn tỉnh có 218 chợ, 13 siêu thị, 1 trung tâm thương mại. Thời gian qua, hệ thống thương mại được đầu tư xây dựng mới và nâng cấp qua các năm đã nâng cao chất lượng hoạt động thương mại, thúc đẩy và nâng cao hiệu quả lưu thông hàng hóa, làm đòn bẩy kích thích sản xuất, tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về số lượng lẫn chủng loại, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, tiện ích... của người tiêu dùng. Sự chỉ đạo và các chính sách thiết thực của các cấp, các ngành đã hỗ trợ và định hướng việc tiêu thụ sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp kịp thời. Nhiều dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị được xây dựng, triển khai thực hiện với sự tham gia của các doanh nghiệp ngoài tỉnh, hợp tác xã và người sản xuất đã tạo ra chuỗi khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ nông sản. Tuy nhiên, việc tiêu thụ nông sản cho nông dân, đặc biệt là nông sản sạch tại các chợ truyền thống vẫn đang gặp khó khăn do nhiều nguyên nhân.

Tại buổi giám sát, các đại biểu đã tập trung trao đổi, thảo luận làm rõ một số khó khăn trong việc đưa nông sản sạch vào tiêu thụ tại các chợ truyền thống; các cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mạng lưới cơ sở hạ tầng thương mại, đặc biệt là mạng lưới chợ truyền thống phát triển, trong đó chú trọng chức năng tiêu thụ nông sản sạch có truy suất nguồn gốc sản phẩm rõ ràng.

Ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh khảo sát thực tế tại chợ Tiền Phong (thành phố Thái Bình). 

Cũng trong chương trình giám sát, Ban Kinh tế - Ngân sách, HĐND tỉnh đã đi khảo sát thực tế tại chợ Tiền Phong (thành phố Thái Bình).

Xuân Phương