Nhận diện cuộc đời Huyền Trân Công chúa để phát huy giá trị di tích lịch sử
Phát biểu mở đầu hội thảo, phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định Trần Lê Đoài, khẳng định, với vị trí địa lý ở Trung tâm khu vực Nam đồng bằng sông Hồng, Nam Định là nơi hội tụ, lưu giữ và lan tỏa nhiều giá trị văn hóa truyền thống của người Việt. Nam Định còn là vùng đất khởi nghiệp, phát tích của Vương triều Trần, một trong những triều đại phát triển thịnh trị bậc nhất trong tiến trình lịch sử của dân tộc ta.
Trong số các nhân vật lịch sử của thời Trần, không thể không đề cập đến Huyền Trân Công chúa. Bà là con gái của Thượng hoàng Trần Nhân Tông. Để giữ bang giao với nước láng giềng, Huyền Trân Công chúa được Thượng hoàng Trần Nhân Tông gả làm Hoàng hậu của Vua Chế Mân nước Champa. Cuộc hôn nhân của Huyền Trân công chúa với Vua Chế Mân chỉ kéo dài một năm do Vua Chế Mân đột ngột qua đời. Sau khi Vua Chế Mân qua đời, Vua Trần Anh Tông cử đoàn sứ giả sang Champa đón Công chúa về nước Đại Việt.
Khu du lịch chùa Hổ Sơn từ trên nhìn xuống. Ảnh: CLB Nhà báo Thành Nam
Theo di nguyện của Vua cha, sau khi về đến nước Đại Việt, Công chúa xuống tóc xuất gia tu hành với pháp danh: Ni sư Hương Tràng. Năm 1311, Ni sư Hương Tràng lập am thờ Phật tại chân núi Hổ; am tranh là di tích Chùa Hổ Sơn sau này với tên hiệu là Quảng Nghiêm tự. Năm 1340, Ni sư Hương Tràng viên tịch, nhân dân địa phương tôn kính lập đền khói hương thờ phụng. Hằng năm, vào ngày mồng 9 tháng 4 âm lịch, nhân dân địa phương tổ chức lễ hội tri ân công đức của Công chúa.
Tại hội thảo, các nhà nghiên cứu, chuyên gia lịch sử, khảo cổ, văn hoá, tôn giáo cùng các nhà quản lý và chính quyền địa phương tỉnh Nam Định đã thảo luận, tập chung vào 3 chủ đề chính gồm: Cuộc đời Huyền Trân công chúa, lịch sử và những giai thoại nhằm tìm hiểu rõ hơn về Huyền Trân công chúa ở Đại Việt và Champa; vị trí, vai trò của Công chúa Huyền Trân với dân tộc để làm rõ mục đích, ý nghĩa của cuộc hôn nhân giữa Huyền Trân công chúa với vua Chế Mân; vị trí, vai trò của Công chúa Huyền Trân với Phật giáo.
Thông qua tìm kiếm các nguồn tư liệu sử học, khảo cổ học, hội thảo không chỉ góp phần làm rõ những đóng góp của Huyền Trân công chúa đối với dân tộc và đạo pháp mà còn góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa liên quan đến Huyền Trân công chúa, đến các di tích thờ phụng Huyền Trân công chúa, đặc biệt là di tích chùa Hổ Sơn, xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định trong thời gian tới.
Khuôn viên di tích Hồ Sơn. Ảnh: CLB Nhà báo Thành Nam.
Hiện nay, di tích chùa Hổ Sơn, nơi thờ phụng Huyền Trân công chúa, vẫn giữ được 27 tượng thờ và 27 đồ thờ cổ, trong đó nhiều cổ thư, cổ vật quý như tượng 2 công chúa, 4 sắc phong của các triều đại phong kiến phong cho 2 công chúa, một số bát hương sứ, sành mang phong cách nghệ thuật thời Lê. Ngày 27-9-2006, chùa Hổ Sơn được công nhận là Di tích lịch sử cấp tỉnh.
Mới đây, khu di tích Hổ Sơn đã được đầu tư tôn tạo và mở rộng khuôn viên với tổng diện tích 13ha, gồm 30 hạng mục công trình lớn nhỏ. Trong đó có nhiều hạng mục được đánh giá cao như: 2 dãy tượng 18 vị la hán theo nguyên mẫu ở chùa Tây Phương (Thạch Thất, Hà Nội); bảo tháp 13 tầng, cao 26m, tượng Phật Bà Quan Âm, cột cờ, giếng ngọc đá ong, nhà thuốc nam và nhất là Bảo tàng Huyền Trân công chúa có hình dáng mô phỏng chiếc thuyền rồng đón công chúa Huyền Trân từ Chiêm Thành về nước. Đặc biệt, trong khuôn viên chùa còn có tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông bằng đá sapphire nguyên khối, cao 5,1m, tượng trưng cho 51 năm Phật Hoàng Trần Nhân Tông thị hiện…
Cùng với quần thể Phủ Dày nổi tiếng, chùa Hổ Sơn được xác định là một trong những di tích tâm linh quan trọng của huyện Vụ Bản để phát triển du lịch tâm linh.
Theo hanoimoi.com.vn
Tin cùng chuyên mục
- Kỷ niệm 195 năm thành lập huyện Tiền Hải (1828 - 2023)Tiếng thơm muôn thuở 06.10.2023 | 08:49 AM
- Kỷ niệm 195 năm thành lập huyện Tiền Hải (1828 - 2023)Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ với cuộc khẩn hoang thành lập huyện Tiền Hải 06.10.2023 | 08:50 AM
- Bến phà Tân Đệ: Nơi Đảng kỳ hiên ngang tung bay 02.09.2023 | 07:40 AM
- Côn Đảo - Trường học cách mạng của cả nướcKỳ 1: Chốn "địa ngục" trần gian 17.07.2023 | 14:40 PM
- Phù sa châu thổ 12.12.2022 | 09:04 AM
- Ký ức nụ cười Thành cổ Quảng Trị 15.09.2022 | 22:10 PM
- Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô (28/08/1972- 28/08/2022)Tàu Ô - Xóm Ruộng - “bức tường thép” trên đường 13 22.08.2022 | 15:19 PM
- Kỷ niệm 132 năm ngày thành lập tỉnh Thái Bình (21/3/1890 - 21/3/2022)Các hình thức đấu tranh chống Pháp trước và sau khi thành lập tỉnh Thái Bình 16.03.2022 | 15:21 PM
- Kỷ niệm 132 năm ngày thành lập tỉnh Thái Bình (21/3/1890 - 21/3/2022)Tiền Châu trỗi dậy 15.03.2022 | 09:32 AM
- Rũ áo không để sờn chữ trung 08.11.2021 | 10:00 AM
Xem tin theo ngày
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri thành phố Thái Bình
- Gặp mặt đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình các khóa
- Năm mới, vững tin bước vào kỷ nguyên mới
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra, động viên công tác khóa sổ ngân sách năm 2024
- Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ quan nội chính “chắc - sắc - đắc”
- Công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh về công tác cán bộ
- Gắn nhiệm vụ công tác công an với thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
- Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025
- Kiểm điểm công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2024 của tập thể Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Hơn 34.000 đại biểu tham dự hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt chuyên đề năm 2025