Khám phá lăng Khải Định cùng bức tranh vẽ bằng chân
Theo sách Chín đời chúa mười ba đời vua triều Nguyễn, các vua chúa triều Nguyễn sau khi qua đời thường được an táng trong những lăng tẩm được xây dựng công phu. Khải Định chính là ông vua cuối cùng của triều Nguyễn tự xây lăng cho mình khi còn sống. Ngày nay, lăng Khải Định là điểm tham quan du lịch hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước.
Lăng tọa lạc bên ngoài kinh thành Huế, nay thuộc xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy. Để xây dựng sinh phần cho mình, Khải Định đã tham khảo nhiều tấu trình của các thầy địa lý, cuối cùng đã chọn triền núi Châu Chữ làm vị trí để xây cất lăng mộ. Ở vị trí này, lăng Khải Định lấy một quả đồi thấp ở phía trước làm tiền án, lấy núi Chóp Vung và Kim Sơn chầu trước mặt làm "Tả thanh long" và "Hữu bạch hổ", có khe Châu Ê chảy từ trái qua phải làm "thủy tụ", gọi là "minh đường". Nhà vua đổi tên núi Châu Chữ - vừa là hậu chẩm, vừa là "mặt bằng" của lăng - thành Ứng Sơn và gọi tên lăng theo tên núi là Ứng Lăng.
Lăng Khải Định còn gọi là Ứng Lăng, khởi công tháng 9/1920 do Tiền quân Đô thống phủ Lê Văn Bá chỉ huy, kéo dài suốt 11 năm mới hoàn tất. Tham gia xây dựng lăng có rất nhiều thợ nghề và nghệ nhân nổi tiếng khắp cả nước. Lăng Khải Định được các nhà nghiên cứu đánh giá là công trình lăng tẩm độc đáo nhất của triều Nguyễn.
So với lăng của các vua tiền nhiệm, lăng Khải Định có diện tích khiêm tốn hơn nhiều, chỉ 117 m × 48,5 m nhưng công phu và tốn nhiều thời gian. Để xây lăng, Khải Định cho người sang Pháp mua sắt, thép, xi măng, ngói Ardoise... cho thuyền sang Trung Quốc, Nhật Bản mua đồ sứ, thủy tinh màu... để kiến thiết công trình trên ngọn đồi này.
Lăng Khải Định thường được đặt ra ngoài dòng kiến trúc truyền thống thời Nguyễn bởi sự mới lạ, lạc lõng... Lăng là sự kết hợp của nhiều trường phái kiến trúc như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Roman, Gothique... đã để lại dấu ấn trên những công trình cụ thể: Những trụ cổng hình tháp ảnh hưởng từ Ấn Độ, trụ biểu dạng stoupa của Phật giáo, nhà bia với những hàng cột bát giác và vòm cửa theo lối Roman biến thể...
Ghé thăm lăng Khải Định, du khách sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng bức tranh Cửu long ẩn vân độc đáo tại công trình này. Điều đặc biệt là họa phẩm này được nghệ nhân Phan Văn Tánh dùng chân để vẽ lại. Ngoài ra, theo sự trình bày của các hướng dẫn viên nơi đây, du bức tranh đã được vẽ hơn 100 năm nhưng vẫn không hề bị dính mạng nhện, các nhà khoa học vẫn chưa lý giải được, nghệ nhân Phan Văn Tánh đã trộn lẫn vật liệu gì khiến loài nhện không dám tới gần.
Cung Thiên Định nằm ở vị trí cao nhất là kiến trúc chính của lăng, được xây dựng công phu và tinh xảo. Toàn bộ nội thất trong cung đều được trang trí những phù điêu ghép bằng sánh và thủy tinh. Đó là những bộ tranh tứ quý, bát bửu, ngũ phúc, bộ khay trà, vương miện... kể cả những vật dụng rất hiện đại như đồng hồ báo thức, vợt tennis, đèn dầu hỏa... cũng được trang trí nơi đây.
Theo kienthuc.net.vn
Tin cùng chuyên mục
- Kiến trúc độc đáo của cung điện gió gần 1.000 cửa sổ làm mát như điều hòa 08.04.2024 | 08:25 AM
- Nhà cấp 4 như mang cả bầu trời vào không gian nhờ cách thiết kế đơn giản 06.02.2023 | 15:06 PM
- Căn hộ Sài Gòn xóa tan cảm giác chung cư 25.04.2022 | 09:24 AM
- Chùa Bút Tháp - Kiến trúc cổ độc đáo vùng Kinh Bắc 19.07.2021 | 08:34 AM
- Độc đáo với nhà mang phong cách quán xá phố cổ Hội An 16.07.2021 | 14:56 PM
- Ngỡ ngàng với nhà mái bằng gác lửng có bể bơi trong nhà 15.07.2021 | 10:38 AM
- Căn nhà cấp 4 tuyệt đẹp với chi phí 850 triệu đồng. 15.07.2021 | 09:33 AM
- Ngôi nhà nhỏ sử dụng các vật liệu đơn giản, gần gũi tạo nên vẻ thân thiện, mộc mạc cho không gian sống. 13.07.2021 | 18:02 PM
- Độc đáo nhà gác xép bằng khung thép đặc biệt ở Đà Nẵng 13.07.2021 | 08:15 AM
- Ngẩn ngơ trước khu vườn bí mật trong ngôi nhà màu trắng ở Hải Phòng 12.07.2021 | 17:41 PM
Xem tin theo ngày
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất thông qua 11 nghị quyết
- Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thăm, chúc tết tỉnh Thái Bình
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026
- Gặp mặt chức sắc đại diện các tôn giáo xuân Ất Tỵ năm 2025
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh: Gặp mặt và chúc tết các doanh nghiệp nhân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Đổi mới, sáng tạo trong hành động với tinh thần “Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tinh gọn hiệu quả, tăng tốc bứt phá”
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình nhiệm kỳ 2020 - 2025
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh: Thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam anh hùng, người cao tuổi, người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố Thái Bình