Khám phá ba ngôi làng cổ nổi tiếng nhất Việt Nam
1. Nằm ở địa phận thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội, làng Đường Lâm mang những giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc đặc biệt, là ngôi làng cổ đầu tiên được công nhận là di tích quốc gia của Việt Nam.
Ngôi làng cổ nổi tiếng này vẫn giữ được hầu hết các đặc trưng cơ bản của làng cổ Việt Nam với cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình, chùa, miếu, điếm canh, giếng nước, ruộng nước, gò đồi… cùng gần 1.000 ngôi nhà kiểu truyền thống, nhiều ngôi được xây dựng từ thế kỷ 17-19.
Công trình kiến trúc nổi bật của làng Đường Lâm là đình Mông Phụ. Đình được xây dựng năm 1684, mang những nét điển hình của một ngôi đình cổ truyền thống. Công trình quan trọng khác của làng là chùa Mía (tức Sùng Nghiêm tự), có từ năm 1621.
Đặc trưng của kiến trúc Đường Lâm là sử dụng đá ong – một sản vật của vùng đất Sơn Tây – làm vật liệu xây tường thay cho gạch. Một nét độc đáo khác là hệ thống đường gạch cổ chạy khắp thôn xóm. Những điều này làm không gian kiến trúc của làng mang một sắc thái riêng đầy hấp dẫn.
2. Nằm ở thôn Phước Phú, xã Phong Hòa, huyện Hương Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế, làng cổ Phước Tích là ngôi làng cổ thứ hai được công nhận là di tích quốc gia của Việt Nam.
Tên gọi làng Phước Tích thể hiện mong muốn của người dân được tích lũy phúc đức cho con cháu. Với ước mong đó, các thế hệ dân cư của làng đã xây dựng cho mình một làng quê tươi đẹp với những nét văn hóa đậm nét truyền thống Huế, thể hiện rõ nét qua hệ thống kiến trúc cổ.
Trong tổng số 117 nóc nhà của làng, hiện còn tới 27 ngôi nhà cổ, đa số là nhà rường 3 gian hai chái và 10 nhà thờ họ cổ. Trong số đó có 12 nhà rường của các gia đình được xếp vào loại hình công trình kiến trúc có giá trị đặc biệt.
Ngoài những ngôi nhà rường, làng còn có nhiều công trình thờ tự mang đậm nét văn hóa tâm linh của cư dân làng cổ Việt Nam, tiêu biểu là Miếu Bà hay miếu Cây Thị, một ngôi miếu nổi tiếng linh thiêng của làng. Cạnh miếu có một cây thị cổ thụ, tương truyền đã 1.000 tuổi.
Bên cạnh những di sản kiến trúc độc đáo, làng cổ Phước Tích còn được biết đến với nghề gốm cổ truyền đặc sắc. Nghề gốm của làng được lưu danh sử sách với một sản phẩm “om ngự”, một loại om đất được làm riêng để nấu cơm từ gạo An Cựu cho vua ăn.
3. Nằm cạnh dòng sông Tiền, cách Chợ nổi Cái Bè hơn 1 km, làng cổ Đông Hòa Hiệp (xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) là làng cổ thứ ba được công nhận là di tích quốc gia của Việt Nam.
Từ cuối thế kỷ thứ 19 đến đầu thế kỷ 20, tại ngôi làng này, nhiều ngôi nhà đã được xây cất bằng các loại gỗ quý, có mái lợp ngói, cao và rộng, lối kiến trúc kết hợp phương Đông lẫn phương Tây, với dáng vẻ đa dạng.
Dù trải qua cuộc chiến tranh khốc liệt, rất nhiều ngôi nhà ở làng cổ Đông Hòa Hiệp vẫn vẫn giữ được kiến trúc nguyên bản, phản ảnh một thời kỳ giao thoa văn hóa đặc biệt khi các giá trị truyền thống kết hợp hài hòa với xu thế tân thời.
Ngoài nhà ở, làng cổ Đông Hòa Hiệp còn có các nhà thờ họ, đình chùa. Đây là nơi lưu giữ nét đẹp tâm linh ngôi làng cùng nhiều tác phẩm điêu khắc gỗ xuất chúng của các nghệ nhân Việt một thế kỷ trước.
Theo kienthuc.net.vn
Tin cùng chuyên mục
- Kiến trúc độc đáo của cung điện gió gần 1.000 cửa sổ làm mát như điều hòa 08.04.2024 | 08:25 AM
- Nhà cấp 4 như mang cả bầu trời vào không gian nhờ cách thiết kế đơn giản 06.02.2023 | 15:06 PM
- Căn hộ Sài Gòn xóa tan cảm giác chung cư 25.04.2022 | 09:24 AM
- Chùa Bút Tháp - Kiến trúc cổ độc đáo vùng Kinh Bắc 19.07.2021 | 08:34 AM
- Độc đáo với nhà mang phong cách quán xá phố cổ Hội An 16.07.2021 | 14:56 PM
- Ngỡ ngàng với nhà mái bằng gác lửng có bể bơi trong nhà 15.07.2021 | 10:38 AM
- Căn nhà cấp 4 tuyệt đẹp với chi phí 850 triệu đồng. 15.07.2021 | 09:33 AM
- Ngôi nhà nhỏ sử dụng các vật liệu đơn giản, gần gũi tạo nên vẻ thân thiện, mộc mạc cho không gian sống. 13.07.2021 | 18:02 PM
- Độc đáo nhà gác xép bằng khung thép đặc biệt ở Đà Nẵng 13.07.2021 | 08:15 AM
- Ngẩn ngơ trước khu vườn bí mật trong ngôi nhà màu trắng ở Hải Phòng 12.07.2021 | 17:41 PM
Xem tin theo ngày
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại Trường Tiểu học và THCS Đông Vinh