Di tích lịch sử Đền Đô - Ngôi đền của các bậc Đế vương nhà Lý
Nơi đây là nơi duy nhất tại Việt Nam xuất hiện hiện tượng “Bát Đế vân du – Long vân hội tụ”. Quần thể di tích này là nơi hội tụ sự tinh hoa, in đậm kiến trúc độc đáo thời nhà Lý, chúng ta cùng thưởng thức giá trị lịch sử của ngôi Đền này, một trong những di tích lịch sử quốc gia đặc biệt.
Đền Đô hay còn gọi là (Đền Lý Bát Đế, Cổ Pháp Điện) được xây dựng vào thế kỷ XI, ngày nay nằm ở phường Đình Bảng, TP. Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Đền được dựng trên nền đất mà khi xưa vua Lý Công Uẩn đăng quang và trở lại thăm quê hương. Theo sử sách, dân làng Đình Bảng đã cho xây dựng một ngôi nhà lớn làm nơi nghênh tiếp nhà vua. Khi vua Lý Công Uẩn băng hà, Lý Thái Tông lên ngôi kế vị vua cha, ông đã cho sửa sang lại ngôi nhà xưa và chọn làm nơi thờ tự vua cha, từ đó Đền trở thành nơi thờ tự các vị vua nhà Lý sau khi băng hà.
Danh sách các vị vua Triều Lý.
Đến nay, Đền Đô thờ 8 vị vua nhà Lý gồm: Lý Công Uẩn tức (Lý Thái Tổ), Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lý Thần Tông, Lý Anh Tông, Lý Cao Tông và Lý Huệ Tông.
Mái đình được xây dựng với lối kiến trúc đầu đao cong vút.
Không gian Đền Đô thoáng đãng, gần gũi với thiên nhiên.
Trải qua thời gian dài cùng chiến tranh tàn phá, Đền Đô đã được tu sửa và mở rộng nhưng vẫn theo đúng hình dáng và kiến trúc ban đầu. Kiến trúc của Đền có sự kế thừa phong cách cung đình và dân gian được kết hợp hài hòa, chạm khắc tinh xảo. Nằm trong khuôn viên rộng hơn 31.000 m2.
Cửa chính của Đền (cổng Ngũ Long Môn) được xây dựng rất nguy nga.
Cổng Ngũ Long Môn.
Cổng vào nội thành đền Đô gọi là Ngũ Long Môn với hai cánh cổng có chạm khắc hình 5 ông rồng. Mỗi khi cánh cổng này mở ra, sẽ như hình dáng rồng bay lên cao vút.
“Chiếu dời đô” được làm bằng gốm Bát Tràng.
Hai bên cổng chính nội thành Đền Đô, phía bên trái ghi bức cuốn thư “Chiếu dời đô” của vua Lý Thái Tổ với đúng 214 chữ, ứng với 214 năm trị vì của 8 đời vua nhà Lý. Phía bên phải là bài thơ hào hùng nổi tiếng – như một bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta "Nam quốc sơn hà Nam đế cư...” của Lý Thường Kiệt.
Chính điện Đền Đô thờ vua Lý Thái Tổ.
Trung tâm của Khu nội thành cũng là trung tâm Đền (chính điện). Chính điện gồm Phương đình (nhà vuông) 8 mái 3 gian rộng đến 70 m2
Ban thờ tự 8 vị vua thời nhà Lý.
Phía sau ngôi chính điện là nhà hậu cung rộng 220 m2, nơi đặt ngai thờ, bài vị và tượng của 8 vị vua nhà Lý.
Khu ngoại thất Đền Đô gồm nhà vuông, nhà chủ tế, nhà kho, nhà khách và đền vua Bà (thờ Lý Chiêu Hoàng, còn gọi là đền Rồng). Hai bên tả hữu đền Đô là nhà thờ quan văn và quan võ tiêu biểu nhất trong suốt 216 năm của vương triều nhà Lý. Nhà văn chỉ ba gian chồng diêm rộng nằm bên trái khu nội thành thờ Tô Hiến Thành và Lý Đạo Thành, những quan văn đã có công lớn giúp nhà Lý. Nhà võ chỉ có kiến trúc tương tự nhà văn chỉ, ở bên phải khu nội thành thờ Lê Phụng Hiểu, Lý Thường Kiệt, Đào Cam Mộc là những quan võ tài lược.
Bia đá Đền Cổ Pháp hay còn gọi là (Cổ Pháp Điện Tạo Bi).
Phía đông Đền có nhà bia, nơi đặt “Cổ Pháp Điện Tạo Bi”. Tấm bia đá này cao 190 cm, rộng 103 cm và có độ dày 17 cm, được khắc năm Giáp Thìn (1605). Bia được chạm khắc tinh xảo, trán bia có hình lưỡng long chầu nguyệt. Mặt trăng tròn vo được chạm nổi, xung quanh có hình tượng hào quang tỏa chiếu. Lòng bia khắc 35 dòng chữ Hán, có xen kẽ một số chữ Nôm, tổng cộng chừng 1.500 chữ.
Thủy đình Đền Đô.
Ở ngoại thất Đền Đô còn có nhà Thủy đình, Thủy đình rộng 5 gian có kiến trúc chồng diêm 8 mái, 8 đao cong được làm bằng gỗ lim chắc chắn, chạm khắc hoa văn tinh xảo. Nhà Thủy đình nằm trên hồ bán nguyệt, được nối với sân chính bằng chiếc cầu đá.
Thủy đình trong tờ tiền giấy ngày xưa.
Nhà Thủy đình từng được Ngân hàng Đông Dương xưa chọn là hình ảnh in trên "giấy năm đồng vàng".
Đền Đô được Chính phủ công nhận là di tích lịch sử – văn hóa theo Quyết định số 154 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 25/1/1991. Năm 2014, nơi đây cùng với các khu lăng mộ của các vua nhà Lý đã được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt.
Đền Đô với kiến trúc độc đáo có giá trị nghệ thuật, nơi linh thiêng, hội tụ linh khí của đất trời và là nơi nhân dân đến đền cầu phúc. Mang trong mình một giá trị lịch sử văn hóa đậm nét của vương triều Lý nói riêng và lịch sử dân tộc nói chung. Người dân về với Bắc Ninh, ghé thăm đền Đô, thả hồn mình cùng những ngày tổ tiên ta dựng nước, ôn lại lịch sử hào hùng của dân tộc.
Theo thoidai.com.vn
Tin cùng chuyên mục
- Kiến trúc độc đáo của cung điện gió gần 1.000 cửa sổ làm mát như điều hòa 08.04.2024 | 08:25 AM
- Nhà cấp 4 như mang cả bầu trời vào không gian nhờ cách thiết kế đơn giản 06.02.2023 | 15:06 PM
- Căn hộ Sài Gòn xóa tan cảm giác chung cư 25.04.2022 | 09:24 AM
- Chùa Bút Tháp - Kiến trúc cổ độc đáo vùng Kinh Bắc 19.07.2021 | 08:34 AM
- Độc đáo với nhà mang phong cách quán xá phố cổ Hội An 16.07.2021 | 14:56 PM
- Ngỡ ngàng với nhà mái bằng gác lửng có bể bơi trong nhà 15.07.2021 | 10:38 AM
- Căn nhà cấp 4 tuyệt đẹp với chi phí 850 triệu đồng. 15.07.2021 | 09:33 AM
- Ngôi nhà nhỏ sử dụng các vật liệu đơn giản, gần gũi tạo nên vẻ thân thiện, mộc mạc cho không gian sống. 13.07.2021 | 18:02 PM
- Độc đáo nhà gác xép bằng khung thép đặc biệt ở Đà Nẵng 13.07.2021 | 08:15 AM
- Ngẩn ngơ trước khu vườn bí mật trong ngôi nhà màu trắng ở Hải Phòng 12.07.2021 | 17:41 PM
Xem tin theo ngày
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng