Thứ 6, 17/01/2025, 20:38[GMT+7]

Khám phá ngôi chùa gốm sứ duy nhất ở Hà Nội

Thứ 3, 25/10/2022 | 16:08:25
2,813 lượt xem
Chùa được ông Trần Văn Thành (tức Hưng Ký), nhà tư sản dân tộc chuyên sản xuất gạch, một tín đồ của Phật giáo xây dựng vào năm Bảo Đại thứ tám 1932.

Các công trình kiến trúc của chùa gồm tam quan (cổng chùa), tam bảo, Phật điện, nhà tổ được bố trí hợp lý, tất cả đều được trang hoàng bởi những bức cuốn bằng gốm sứ, tạc khắc hoa văn tinh xảo qua gần 80 năm vẫn còn bóng màu men gạch.

Với những giá trị về văn hóa, lịch sử, tâm linh, chùa Hưng Ký đã được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch xếp hạng bảo tồn năm 1992, xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia năm 1996.

Cổng tam đồ sộ, được xây theo kiểu gác chuông hai tầng mái. Bốn cột đồng trụ đỉnh có chạm chim phượng, lồng đèn và đắp tứ linh. Cổng chính gồm tứ trụ nối với tam quan tạo nên thế nguy nga, vững chãi. Hai mặt ngoài cổng phụ có đắp phù điêu hình voi ngựa, tám góc mái chạm hình rồng chầu nguyệt. Các mặt trụ đều có câu đối chữ Hán, chữ Nôm bằng sứ tráng men màu trông hệt như một bức tranh thủy mặc. 

Tòa tam bảo kiến trúc theo kiểu tường xây, chia làm 7 gian gồm 12 cột chính, mỗi cột cao 7 m, vuông 30 cm. Mái chùa được lợp ngói ống, đầu gắn chữ "Thọ". 

Phía trước Phật điện là tòa tam bảo, tại đây có đặt tượng đức Quan Âm và Đại Thế Chí Bồ Tát (A Di Đà tam tôn). Hai pho tượng này tạc bằng gỗ cao 3,3m, đứng trên tòa sen đặt trên bệ gạch cao 0,56m.  

Phía trước Phật điện là tòa tam bảo, tại đây có đặt tượng đức Quan Âm và Đại Thế Chí Bồ Tát (A Di Đà tam tôn). Hai pho tượng này tạc bằng gỗ cao 3,3m, đứng trên tòa sen đặt trên bệ gạch cao 0,56m. 

Trên nóc mái có bày chính giữa một chiếc nậm đựng nước cam lồ, thứ nước mà nhà Phật dùng để cứu độ chúng sinh... 

Hai gian đầu hồi tam bảo còn có hai tòa Thập điện Diêm vương được cấu trúc theo kiểu động, miêu tả chân thực cảnh sống nơi trần gian và ngục tối. 

Hai gian đầu hồi tam bảo còn có hai tòa Thập điện Diêm vương được cấu trúc theo kiểu động, miêu tả chân thực cảnh sống nơi trần gian và ngục tối. 

Hàng cột trụ mái, xà ngang bên trong chùa Hưng Ký dù có niên đại gần 100 năm nhưng vẫn rất chắc chắn, bền vững. 

Bên trái điện Tam bảo là cổng phụ được xây dựng bằng gốm sứ với những hoa văn đơn giản nhưng cũng không kém phần đặc sắc, lối kiến trúc cổ xưa tạo cảm giác xưa cũ, tất cả đều được những nghệ nhân xưa chạm khắc bằng gốm sứ. 

Chùa Hưng Ký ngày nay còn lưu giữ hầu như nguyên vẹn số lượng lớn gốm men nhiều màu đã gắn, ốp trên các cấu kiện của kiến trúc chốn Phật giáo linh thiêng. Ngôi chùa này là minh chứng cho tài nghệ của các nghệ nhân Việt Nam đầu thế kỷ XX. 

Chùa Hưng Ký ngày nay còn lưu giữ hầu như nguyên vẹn số lượng lớn gốm men nhiều màu đã gắn, ốp trên các cấu kiện của kiến trúc chốn Phật giáo linh thiêng. Ngôi chùa này là minh chứng cho tài nghệ của các nghệ nhân Việt Nam đầu thế kỷ XX. 

Chùa Hưng Ký ngày nay còn lưu giữ hầu như nguyên vẹn số lượng lớn gốm men nhiều màu đã gắn, ốp trên các cấu kiện của kiến trúc chốn Phật giáo linh thiêng.

Ngôi chùa này là minh chứng cho tài nghệ của các nghệ nhân Việt Nam đầu thế kỷ XX. 

Nhà bia phía sau Phật điện kể lại các câu chuyện Phật giáo, các điển tích nhà Phật. 

Khuôn viên 3.000m2, các công trình kiến trúc của chùa Hưng Ký vẫn được bảo tồn như tam quan, tam bảo, Phật điện, nhà tổ, nhà bia được bố trí hợp lý, hài hòa. 

Theo bnews.vn