Chùa Mía - ngôi chùa giữ kỷ lục nhiều tượng nghệ thuật nhất Việt Nam
Chùa Mía có tên chữ là Sùng Nghiêm tự, tọa lạc trên sườn đồi ở vùng đất cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội). Dấu tích xưa của chùa là một ngôi miếu nhỏ, đến đời Đức Long thứ 4 (năm Nhâm Thân 1632) miếu được xây lại thành chùa. Đến nay quy mô tôn tạo dường như vẫn được bảo tồn nguyên vẹn.
Trong số hàng chục di tích nổi tiếng ở Đường Lâm, có lẽ chùa Mía là di tích cổ nhất, đẹp nhất. Chùa được xây theo kiểu "nội công, ngoại quốc", phía sau có thêm hậu đường.
Tòa bảo tháp Cửu phẩm Liên Hoa cao 13m được xây dựng để thờ vọng xá lợi Đức Phật, cũng là ngọn bút kình thiên và trấn giữ cho mạch văn ở làng quê Đông Sàng.
Qua dãy nhà thờ Tổ là chùa Chính, hậu đường, chùa Hạ, tả hữu hành lang nối liền vào bên trong, vây quanh thượng điện.
Đặc biệt, chùa thờ tượng Hộ pháp, Kim Cương cao hơn 2m và 18 vị La hán với nhiều tư thế, nét mặt sinh động ở tả hữu hành lang. Tháng 5 năm 2006, chùa Mía đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam công nhận là ngôi chùa lưu giữ nhiều tượng nghệ thuật nhất Việt Nam.
Tượng Phật ở chùa Mía không chỉ đặc sắc về hình dáng, mà còn phong phú về số lượng. Trong chùa hiện thờ 287 tượng lớn nhỏ, gồm 6 tượng đồng, 107 tượng mộc và 174 tượng thổ.
Các bia đá trong chùa ghi lại sự tích làm chùa cho thấy, chùa do bà Ngô Thị Ngọc Diệu (Nguyễn Thị Ngọc Dong, người làng Nam Nguyễn trong tổng Mía thuộc vùng đất cổ Đường Lâm) - một Phi tần của Chúa Trịnh Tráng, cùng cha mẹ và dân làng lập nên năm 1632. Năm 1750, dân các làng Cam Gia Thịnh, Đông Sàng và Mông Phụ góp công, góp của xây thêm nhà tiền đường.
Tầng trên của Tam quan treo quả chuông cổ đúc từ đời Lê (năm 1745)...
và chiếc khánh đồng đúc đời Nguyễn (năm 1846).
Từ ngoài vào, tam quan nhà chùa nằm ngay dưới tán cây đa cổ thụ 400 năm tuổi, thân lớn nhiều người ôm, tán lá xum xuê tạo cho khu chùa Mía một cảnh yên tĩnh mát mẻ và linh thiêng.
Hệ thống tượng Phật cùng quần thể kiến trúc độc đáo đã làm nên những giá trị nghệ thuật, văn hóa - lịch sử đặc biệt của chùa Mía. Bởi thế, chùa Mía đã được xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia năm 1964.
Theo kienthuc.net.vn
Tin cùng chuyên mục
- Kiến trúc độc đáo của cung điện gió gần 1.000 cửa sổ làm mát như điều hòa 08.04.2024 | 08:25 AM
- Nhà cấp 4 như mang cả bầu trời vào không gian nhờ cách thiết kế đơn giản 06.02.2023 | 15:06 PM
- Căn hộ Sài Gòn xóa tan cảm giác chung cư 25.04.2022 | 09:24 AM
- Chùa Bút Tháp - Kiến trúc cổ độc đáo vùng Kinh Bắc 19.07.2021 | 08:34 AM
- Độc đáo với nhà mang phong cách quán xá phố cổ Hội An 16.07.2021 | 14:56 PM
- Ngỡ ngàng với nhà mái bằng gác lửng có bể bơi trong nhà 15.07.2021 | 10:38 AM
- Căn nhà cấp 4 tuyệt đẹp với chi phí 850 triệu đồng. 15.07.2021 | 09:33 AM
- Ngôi nhà nhỏ sử dụng các vật liệu đơn giản, gần gũi tạo nên vẻ thân thiện, mộc mạc cho không gian sống. 13.07.2021 | 18:02 PM
- Độc đáo nhà gác xép bằng khung thép đặc biệt ở Đà Nẵng 13.07.2021 | 08:15 AM
- Ngẩn ngơ trước khu vườn bí mật trong ngôi nhà màu trắng ở Hải Phòng 12.07.2021 | 17:41 PM
Xem tin theo ngày
- Khẩn trương hoàn thành dự thảo lần 1 Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh: Thăm, tặng quà đảng viên tiêu biểu, cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, người có công, người cao tuổi
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh: Thăm, tặng quà người có công với cách mạng, người cao tuổi và hộ nghèo tại huyện Vũ Thư
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh: Dự chương trình tết sum vầy với đoàn viên, người lao động huyện Vũ Thư
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất thông qua 11 nghị quyết
- Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thăm, chúc tết tỉnh Thái Bình
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026
- Gặp mặt chức sắc đại diện các tôn giáo xuân Ất Tỵ năm 2025
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy