Hoài niệm một góc quê xưa
Tản bộ quanh làng An Cố, chúng tôi cảm nhận được những đổi thay trong diện mạo nông thôn nơi đây. Trên những con đường làng, ngõ xóm khang trang vẫn còn giữ được những nét xưa cũ. Ở nơi đây, dù qua biến thiên của thời gian nhưng làng dường như vẫn giữ được nét riêng không thể pha trộn.
Hòa cùng tiếng trò chuyện rôm rả của người nông dân trên cánh đồng là tiếng cười đùa của đám trẻ nhỏ trước cổng đình như đưa ta về với thời thơ ấu. Tất cả đã tạo nên bức tranh mang nét đẹp thanh bình đậm chất làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Ông Nguyễn Quyết, thôn An Cố Bắc chia sẻ: Gia đình tôi đã sinh sống ở làng nhiều đời rồi. Người dân An Cố rất hiền lành, chăm chỉ lao động với nghề trồng hành, trồng tỏi truyền thống. Làng tôi từ xưa đến nay có nhiều đổi thay nhưng vẫn đẹp lắm. Bao bọc hai bên là sông và có nhiều di tích lịch sử văn hóa gắn liền với đời sống của người dân.
Là niềm tự hào của người dân nơi đây, đình An Cố dù trải qua bao thăng trầm của thời gian nhưng vẫn giữ được nét cổ kính và ẩn chứa những giá trị lịch sử, kiến trúc nghệ thuật đặc sắc. Cùng với chùa Keo, đình An Cố là 2 di tích đầu tiên của tỉnh được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia từ năm 1962.
Ông Mai Ngọc Y, Ban Quản lý di tích đình An Cố cho biết: Theo thần phả, ngôi đình này được xây dựng năm 1527, thế kỷ XVI, thời nhà Mạc. Đây là nơi thờ Đức Nam Hải Đại Vương Thượng Đẳng Thần. Ngôi đình với sức chứa vài trăm người và được chạm trổ công phu, tinh xảo. Đình được thiết kế theo bố cục chữ Đinh. Toàn bộ ngôi đình được dựng bằng gỗ lim và được trang hoàng với gần 200 con rồng chạm khắc với các đề tài khác nhau. Điều đặc biệt, mỗi mảng điêu khắc được chạm khắc nhiều lớp tạo nên hiệu ứng rất sinh động.
Theo những bậc cao niên trong làng, kỹ thuật điêu khắc của người xưa đạt tới trình độ rất cao. Trong đó có bộ cửa bức bàn cũ được chạm khắc hoa văn tinh xảo, tỉ mỉ nên trong quá trình trùng tu những người thợ mộc không thể làm lại những nét chạm theo nguyên bản của người xưa. Vì vậy, họ buộc lòng phải thay bằng bộ cửa trơn. Bái đình cao 0,32m, thềm dài 18m, rộng 12m. Đại bờ soi chỉ mớ, trổ hoa chanh. Hai đỉnh hồi đắp ngọc long lớn, cao 0,6m, dài 1,2m với miệng lớn, răng nhọn ngậm chặt bờ nóc. Hai chân sau ngọc long tỳ góc hồi giống thế hổ ngồi tạo dáng uy nghi cho đại đình.
Những nét chạm trổ, điêu khắc tinh xảo trong đình An Cố.
Với người dân An Cố, ngôi đình không chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của người dân mà còn là “nhân chứng lịch sử” của “một thời đạn bom, một thời hòa bình”. Nơi đây cũng từng là địa điểm hoạt động cách mạng của Đảng bộ Thụy An và dân quân du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Nằm kế bên đình An Cố còn có giếng nước cổ của làng được người dân cùng nhau lưu giữ. Theo lời kể của người dân, trước năm 1965, giếng nước này là nơi bà con trong làng sử dụng để ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, ghi dấu nét văn hóa sinh hoạt cộng đồng làng xã xưa.
Cùng với đó là những ngôi nhà cổ đặc trưng của vùng quê ven biển rất đỗi giản dị nhưng mang nhiều chứng tích. Nếp nhà cổ đó đã gắn kết biết bao thế hệ trong mỗi gia đình. Với tốc độ đô thị hóa hiện nay, những nếp nhà cổ ở An Cố dần trở thành nét đặc trưng mà ít nơi nào còn lưu giữ đến ngày nay.
Ông Phạm Minh Tố, 90 tuổi, thôn An Cố Trung cho biết: Ngôi nhà này của gia đình tôi do các cụ để lại. Theo những dấu tích ghi lại thì ngôi nhà đã có trên 130 năm tuổi và được thiết kế gồm 3 gian, 2 chái. Từng sống và làm việc ở thành phố hiện đại nhưng khi về quê, sống trong ngôi nhà cổ, tôi thấy tâm hồn thoải mái, nhẹ nhàng. Hiện tại ở làng An Cố còn rất nhiều ngôi nhà cổ có tuổi đời hàng trăm năm và hàng trăm ngôi nhà mái ngói. Người dân cần phải lưu giữ, bảo tồn để giáo dục con cháu nhớ đến lịch sử dân tộc, công ơn của tổ tiên.
Làng quê từ lâu không chỉ là nơi sinh sống của bà con, xóm giềng mà đã hình thành nếp sống cộng đồng riêng có, tạo ra văn hóa làng, một yếu tố quan trọng tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam.
“Chúng tôi hy vọng những di tích lịch sử văn hóa, những mái đình, giếng nước, nhà cổ sẽ tiếp tục được chính quyền và nhân dân chung tay gìn giữ, tôn tạo qua các thế hệ. Kỳ vọng trong tương lai mảnh đất An Cố sẽ trở thành điểm đến du lịch văn hóa được đông đảo du khách thập phương ghé thăm” - ông Mai Ngọc Y chia sẻ thêm.
Nguyễn Triệu - Trịnh Cường
Tin cùng chuyên mục
- Kiến trúc độc đáo của cung điện gió gần 1.000 cửa sổ làm mát như điều hòa 08.04.2024 | 08:25 AM
- Nhà cấp 4 như mang cả bầu trời vào không gian nhờ cách thiết kế đơn giản 06.02.2023 | 15:06 PM
- Căn hộ Sài Gòn xóa tan cảm giác chung cư 25.04.2022 | 09:24 AM
- Chùa Bút Tháp - Kiến trúc cổ độc đáo vùng Kinh Bắc 19.07.2021 | 08:34 AM
- Độc đáo với nhà mang phong cách quán xá phố cổ Hội An 16.07.2021 | 14:56 PM
- Ngỡ ngàng với nhà mái bằng gác lửng có bể bơi trong nhà 15.07.2021 | 10:38 AM
- Căn nhà cấp 4 tuyệt đẹp với chi phí 850 triệu đồng. 15.07.2021 | 09:33 AM
- Ngôi nhà nhỏ sử dụng các vật liệu đơn giản, gần gũi tạo nên vẻ thân thiện, mộc mạc cho không gian sống. 13.07.2021 | 18:02 PM
- Độc đáo nhà gác xép bằng khung thép đặc biệt ở Đà Nẵng 13.07.2021 | 08:15 AM
- Ngẩn ngơ trước khu vườn bí mật trong ngôi nhà màu trắng ở Hải Phòng 12.07.2021 | 17:41 PM
Xem tin theo ngày
- Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế tạo đà bứt phá cho tăng trưởng năm 2025
- Xác định công tác cán bộ là nhiệm vụ “then chốt” của công tác xây dựng Đảng
- Các đồng chí lãnh đạo hai tỉnh Thái Bình, Hưng Yên: Thăm, chúc mừng Tòa Giám mục Giáo phận Thái Bình nhân dịp lễ Giáng sinh năm 2024
- Công tác dân vận góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội
- Đưa nội hàm “chống lãng phí” vào công tác kiểm tra, giám sát của Đảng
- Bế giảng lớp bồi dưỡng đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương năm 2024
- Triển khai chương trình thống nhất hành động công tác mặt trận năm 2025
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang tỉnh nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam
- Gặp mặt kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm ngày hội quốc phòng toàn dân
- Gặp mặt cán bộ cấp tướng Quân đội, Công an quê hương Thái Bình