Thoả thuận Brexit đổ vỡ phút chót vì vấn đề biên giới Ireland
Thủ lĩnh đảng Dân chủ hợp nhất Bắc Ireland tuyên bố sẽ không chấp nhận bất cứ thoả thuận nào có thể chia cắt Bắc Ireland với phần còn lại của Vương quốc Anh về mặt kinh tế và chính trị. (Ảnh minh họa: KT)
Liên minh châu Âu và Vương quốc Anh đã tiến rất gần đến một thoả thuận lịch sử về Brexit trong ngày thứ Hai (4/12) tại Brussels nhưng rồi lại phải từ bỏ vào phút cuối cùng vì các trở ngại liên quan đến vấn đề biên giới Ireland.
Cụ thể, sau những buổi làm việc liên tục trong ngày giữa nữ Thủ tướng Anh Theresa May với Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Jean-Claude Juncker và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk, đến đầu giờ chiều 4/12 (theo giờ Brussels), các nguồn tin hành lang rò rỉ ra báo giới cho biết, hai bên đã giải quyết xong 90 - 95% các bất đồng liên quan đến 3 vấn đề chính gồm: Số tiền Anh phải trả cho Liên minh châu Âu vì Brexit, quyền của các công dân châu Âu sinh sống tại Anh và đường biên giới giữa Cộng hoà Ireland và lãnh thổ Bắc Ireland thuộc Anh.
Tuy nhiên, ngay trước khi một thoả thuận lịch sử về Brexit được ký kết, thủ lĩnh đảng Dân chủ hợp nhất Bắc Ireland - PUD, ông Arlene Foster phát ra tuyên bố từ Belfast, cho biết “sẽ không chấp nhận bất cứ thoả thuận nào có thể chia cắt Bắc Ireland với phần còn lại của Vương quốc Anh về mặt kinh tế và chính trị”.
Sự phản đối này của đảng PUD, đảng liên minh với đảng Bảo thủ của bà Theresa May, buộc bà May phải tạm dừng cuộc làm việc với ông Juncker để điện đàm thuyết phục ông Foster nhưng thất bại.
Nguyên nhân đảng Dân chủ hợp nhất Bắc Ireland phản đối được cho là vì cụm từ “điều chỉnh các quy định bất đồng” mà hai phía Liên minh châu Âu và Anh dự định đưa vào dự thảo thoả thuận Brexit.
Đảng Dân chủ hợp nhất Bắc Ireland cho rằng, cụm từ này đồng nghĩa với việc các bên gián tiếp cho phép các luật lệ của Liên minh châu Âu vẫn được áp dụng tại Bắc Ireland sau thời điểm Brexit để tương thích với phía Ireland, và như thế Bắc Ireland sẽ bị tách ra khỏi tổng thể của Vương quốc Anh, điều mà đảng này luôn phản đối kịch liệt.
Từ nhiều tuần qua, vấn đề biên giới trên hòn đảo Ireland giữa Cộng hòa Ireland và Bắc Ireland đã trở thành trở ngại lớn nhất cho việc đạt được thoả thuận chia tay Brexit. Phía EU ủng hộ quan điểm của Cộng hòa Ireland khi muốn duy trì tình trạng như hiện nay sau Brexit, tức là không có đường biên giới cứng giữa hai bên và các quy định của EU về thuế quan vẫn được áp dụng trên lãnh thổ Bắc Ireland.
Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất là Bắc Ireland là lãnh thổ thuộc Vương quốc Anh nên sau Brexit, khi Vương quốc Anh ra khỏi Liên minh thuế quan và thị trường chung châu Âu, Bắc Ireland cũng phải tiếp bước và khi đó luật lệ áp dụng trên lãnh thổ Bắc Ireland là luật lệ của Anh.
Phía Cộng hòa Ireland phản đối điều này vì lo ngại một đường biên giới cứng (để kiểm soát hải quan) được tái thiết lập giữa hai phần của hòn đảo có thể sẽ phá vỡ thoả thuận hoà bình 1998, đẩy hòn đảo này quay lại tình trạng nội chiến như vài thập kỷ trước. Về mặt kinh tế, một đường biên giới cứng cũng sẽ cản trở lớn đến lưu thông hàng hoá và trao đổi kinh tế giữa hai bên.
Sự phản đối của PUD buộc bà May phải tìm cách thống nhất nội bộ trước khi tái đàm phán với EU. Tuy chỉ là đảng nhỏ, nhưng tiếng nói của PUD vẫn quan trọng, do sự góp mặt của đảng này trong chính phủ liên minh mới giúp cho chính phủ đảng bảo thủ của bà May giữ được đa số cần thiết tại Nghị viện Anh.
Phát biểu trước báo giới, cả nữ Thủ tướng Anh Theresa May lẫn Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Jean - Claude Juncker đều cố gắng trấn an dư luận khi cho rằng, khả năng hai bên vẫn sẽ kịp ký thoả thuận Brexit trước cuối tuần này.
Ông Juncker tuyên bố: “Tôi vẫn tin tưởng rằng chúng tôi có thể đạt được những tiến bộ cần thiết trước cuộc họp Hội đồng châu Âu vào ngày 15/12 tới. Đây không phải là một thất bại mà là sự bắt đầu của vòng đàm phán cuối cùng và tôi tin rằng chúng tôi sẽ đạt được thoả thuận trong tuần này”.
Theo kế hoạch, 27 nước thành viên Liên minh châu Âu sẽ họp thượng đỉnh vào ngày 14 và 15/12 tới. Nếu không có “tiến bộ đáng kể” nào được các nhà đàm phán châu Âu công nhận, các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ không bật đèn xanh cho giai đoạn đàm phán tiếp theo về quan hệ kinh tế giữa Liên minh châu Âu với Anh giai đoạn hậu Brexit./.
Theo vov.vn
Tin cùng chuyên mục
- Châu Âu trải qua 5 mùa hè nóng nhất trong 2 thập kỷ 20.07.2022 | 11:00 AM
- 10 năm sau thảm họa kép tại Nhật Bản: Nỗi đau vẫn còn 11.03.2021 | 09:43 AM
- Bạo loạn tại nhà Quốc hội - Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về hình ảnh và vị thế nước Mỹ 10.01.2021 | 14:37 PM
- 4 kịch bản bất ngờ sau ngày bầu cử Mỹ 03.11.2020 | 15:02 PM
- Đông Nam Á chạy đua đón đầu tư Mỹ 12.06.2020 | 08:49 AM
- Người Mỹ trong vòng xoáy của “cơn bão kép” 03.06.2020 | 09:29 AM
- Hành trình Covid-19 lây nhiễm toàn cầu và vượt mốc 1 triệu người mắc 04.04.2020 | 09:51 AM
- Lý giải nguyên nhân khiến dịch Covid-19 lây lan nhanh ở châu Âu 11.03.2020 | 17:27 PM
- Những thay đổi với cuộc sống người dân EU và Anh trong ngày 1/2 31.01.2020 | 13:59 PM
- Nhìn lại thế giới 2019: Các xu hướng chiến lược ở châu Phi 24.12.2019 | 15:59 PM
Xem tin theo ngày
-
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan
- Đảng bộ Văn phòng Tỉnh ủy: Tập trung lãnh đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu, phục vụ
- Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan
- Sinh hoạt chuyên đề "Phát huy tinh thần học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập, tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”
- Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam
- Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh: Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục tổ chức tốt Đại hội đảng bộ, chi bộ cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam – Armenia
- Tập đoàn ThaiBinh Seed đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong nghiên cứu, phát triển giống cây trồng
- Sắp xếp tổ chức quân sự địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới