Thứ 5, 25/07/2024, 08:06[GMT+7]

Hỏi - đáp về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026

Thứ 5, 11/03/2021 | 08:19:26
1,822 lượt xem

Câu 5: Vị trí, vai trò của Hội đồng nhân dân trong tổ chức chính quyền địa phương được pháp luật quy định như thế nào?
Trả lời:
Điều 113 Hiến pháp năm 2013 quy định:
- Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
- Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

Câu 6: Cơ cấu, tổ chức của Hội đồng nhân dân được quy định như thế nào?
Trả lời:

Điều 6 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định về Hội đồng nhân dân như sau:
- Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở địa phương bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
- Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương và trước Hội đồng nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình.
- Đại biểu Hội đồng nhân dân bình đẳng trong thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân.
- Thường trực Hội đồng nhân dân là cơ quan thường trực của Hội đồng nhân dân, thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và các quy định khác của pháp luật có liên quan; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân.
- Thành viên của Thường trực Hội đồng nhân dân không thể đồng thời là thành viên của Ủy ban nhân dân cùng cấp.
- Ban của Hội đồng nhân dân là cơ quan của Hội đồng nhân dân, có nhiệm vụ thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án trước khi trình Hội đồng nhân dân, giám sát, kiến nghị về những vấn đề thuộc lĩnh vực Ban phụ trách; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân.

Câu 7: Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc nào?
Trả lời:

Theo quy định tại Điều 1 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 thì việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

Câu 8: Tuổi bầu cử và tuổi ứng cử được quy định như thế nào?
Trả lời:

Theo quy định tại Điều 2 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015: Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.

(còn nữa)

Sở Tư pháp tỉnh Thái Bình

  • Từ khóa

Lê Phú Khánh - 3 năm trước

Kính gửi quý tòa soạn ! Tên tôi là : Lê Phú Khánh HKTT: Thôn đinh, xã Dân Chủ, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình Tôi có thắc mắc về việc bầu cử hội đồng nhân dân cấp xã Nhiệm kỳ 2021-2026 như sau: Sau khi Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất của Ban mặt trận tổ quốc xã về cơ cấu, số lượng, thành phần, thì thôn Đinh nơi tôi cư trú được phân bổ giới thiệu ứng cử 8 ứng cử viên, và bầu lấy 4 đại biểu HĐND xã. Nhưng sau khi hội nghị hiệp thương lần 3 nếu chuyển 01 ứng cử viên sang danh sách những người ứng cử ở thôn khác, không phải nơi cư trú thường xuyên cấp thôn của ứng cử viên này. thì việc chuyển ứng cử viên từ thôn này sang thôn khác như vậy có đúng không ? Kính mong quý báo sớm có câu trả lời. Tôi xin chân thành cảm ơn !

Tải thêm

Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày