Lý do Mỹ rút khỏi INF
Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: AP)
Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) là một thỏa thuận quan trọng của thời kỳ chiến tranh lạnh, bởi nó giúp bảo vệ các đồng minh của Mỹ ở châu Âu trước nguy cơ từ các loại tên lửa tầm ngắn và tầm trung. Washington từ lâu đã cảm thấy bị bó buộc bởi các điều khoản của hiệp ước này. Các báo cáo của Mỹ gần đây đều nhấn mạnh hiệp ước này có nhiều dấu hiệu đổ vỡ. Cả Nga và Mỹ đều cáo buộc lẫn nhau vi phạm hiệp ước. Vì thế, việc Tổng thống Trump tuyên bố về ý định rút khỏi Hiệp ước là điều không quá bất ngờ.
Theo hiệp ước INF được Washington và Moscow ký từ năm 1987, hai bên không được phép phát triển mọi loại tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình phóng từ mặt đất có tầm bắn 500 - 5.500 km.
Mặc dù quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm rút khỏi hiệp ước INF có vẻ như một đòn tấn công của Mỹ nhằm vào cựu đối thủ thời chiến tranh lạnh nhưng Moscow không phải là mục tiêu duy nhất của Nhà Trắng trong động thái này.
Trong tuyên bố ngày 20/10 về ý định rút khỏi Hiệp ước, Tổng thống Trump đã nhắc trực tiếp tới Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ Donald Trump nói: "Nếu Nga đang phát triển, Trung Quốc đang phát triển còn chúng ta lại chịu bó buộc với thỏa thuận này thì không thể chấp nhận được. Trung Quốc không nằm trong INF. Họ cần phải trở thành một phần của thỏa thuận này".
Về phần mình, Trung Quốc cho rằng việc Mỹ kéo Trung Quốc vào cuộc tranh cãi về hiệp ước INF là hoàn toàn sai lầm.
Bà Hoa Xuân Doanh, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết: "Hiệp ước INF đóng vai trò quan trọng trong tiến trình giải giáp vũ khí, cũng như duy trì cân bằng chiến lược và ổn định toàn cầu. Việc Mỹ đề cập tới Trung Quốc khi quyết định rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) là hoàn toàn sai lầm. Hành động đơn phương chấm dứt thỏa thuận sẽ gây ra nhiều hậu quả tiêu cực ở nhiều lĩnh vực. Mỹ cần suy nghĩ kỹ về các vấn đề nảy sinh khi rút khỏi INF".
Nếu Mỹ rút khỏi hiệp ước INF, Washington sẽ rảnh tay để phát triển các loại vũ khí hạt nhân tầm ngắn và tầm trung và triển khai trên các căn cứ quân sự của Mỹ trên khắp thế giới. Nhưng điều đó cũng sẽ kích động một cuộc chạy đua hạt nhân trên phạm vi toàn cầu.
Theo vtv.vn
Tin cùng chuyên mục
- Châu Âu trải qua 5 mùa hè nóng nhất trong 2 thập kỷ 20.07.2022 | 11:00 AM
- 10 năm sau thảm họa kép tại Nhật Bản: Nỗi đau vẫn còn 11.03.2021 | 09:43 AM
- Bạo loạn tại nhà Quốc hội - Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về hình ảnh và vị thế nước Mỹ 10.01.2021 | 14:37 PM
- 4 kịch bản bất ngờ sau ngày bầu cử Mỹ 03.11.2020 | 15:02 PM
- Đông Nam Á chạy đua đón đầu tư Mỹ 12.06.2020 | 08:49 AM
- Người Mỹ trong vòng xoáy của “cơn bão kép” 03.06.2020 | 09:29 AM
- Hành trình Covid-19 lây nhiễm toàn cầu và vượt mốc 1 triệu người mắc 04.04.2020 | 09:51 AM
- Lý giải nguyên nhân khiến dịch Covid-19 lây lan nhanh ở châu Âu 11.03.2020 | 17:27 PM
- Những thay đổi với cuộc sống người dân EU và Anh trong ngày 1/2 31.01.2020 | 13:59 PM
- Nhìn lại thế giới 2019: Các xu hướng chiến lược ở châu Phi 24.12.2019 | 15:59 PM
Xem tin theo ngày
-
UBND tỉnh nghe và cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng
- Thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
- Đưa tỉnh Thái Bình trở thành trung tâm kết nối của vùng, khu vực và quốc tế
- 110 tập thể, cá nhân đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét khen thưởng cấp nhà nước năm 2024
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh: Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Kế tục xuất sắc sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm quán triệt tinh thần các Nghị quyết của Bộ Chính trị
- Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị
- Xác định vai trò then chốt của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trước yêu cầu phát triển đất nước
- Quyết liệt triển khai công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả