Hạ nhiệt khủng hoảng lương thực toàn cầu
Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) cho biết, chỉ số giá ngũ cốc trong tháng 6 vừa qua giảm so với mức tháng 5, tuy nhiên vẫn tăng 27,6% so với cùng kỳ năm 2021. FAO lý giải, giá lương thực duy trì ở mức cao là do tác động từ cuộc xung đột tại Ukraine, cùng với lo ngại về thời tiết bất lợi, trong khi nhu cầu toàn cầu cũng như chi phí sản xuất và vận chuyển ở mức cao.
Trong khi đó, Chương trình Lương thực thế giới (WFP) của Liên hợp quốc cảnh báo, giá lương thực cao cản trở nghiêm trọng các nỗ lực hỗ trợ hàng triệu người đang cần viện trợ nhân đạo. WFP nêu rõ, khẩu phần lương thực của 75% số người tị nạn ở Ðông Phi nhận từ cơ quan này đã giảm tới 50%, trong đó các nước Ethiopia, Kenya, Nam Sudan và Uganda chịu ảnh hưởng nặng nhất. Hơn 67% dân số Nam Sudan, khoảng 8,3 triệu người, đang cần viện trợ khẩn cấp và có nguy cơ lâm vào tình trạng đói nghiêm trọng.
Nhằm góp phần giải quyết bài toán cấp bách về lương thực, Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) cam kết cung cấp 5 tỷ USD cho nỗ lực bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu. Trong đó, 2,76 tỷ USD là khoản viện trợ mà Mỹ cam kết để hỗ trợ vận chuyển lương thực tới hơn 47 quốc gia và các tổ chức khu vực. Trong số này, khoảng 2 tỷ USD được sử dụng để cung cấp lương thực trực tiếp, phần còn lại được dành cho viện trợ ngắn hạn và trung hạn một cách bền vững.
Canada cũng công bố khoản viện trợ mới trị giá 250 triệu CAD dành cho WFP, trong bối cảnh Ottawa đang thúc đẩy sự đồng thuận của các quốc gia thuộc Khối thịnh vượng chung nhằm ngăn chặn một cuộc khủng hoảng nhân đạo mới. Nhật Bản cũng thông báo chi tiết khoản viện trợ gần 200 triệu USD nhằm hỗ trợ lương thực và tăng cường năng lực sản xuất cho các nước chịu ảnh hưởng trực tiếp từ tình trạng thiếu hụt nguồn cung ngũ cốc toàn cầu.
Ukraine được coi là vựa lúa mì ở châu Âu và là một trong những nước xuất khẩu ngũ cốc hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, việc xuất khẩu lương thực qua đường biển từ Ukraine thời gian qua tắc nghẽn, làm trầm trọng hơn nguy cơ khủng hoảng lương thực. Do đó, tìm giải pháp mở lại các cảng của Ukraine trên Biển Ðen là vấn đề được Liên hợp quốc và các nước tập trung ưu tiên tháo gỡ lúc này.
Các phái đoàn của Nga, Ukraine và Thổ Nhĩ Kỳ cùng các quan chức Liên hợp quốc ngày 13/7 đã đàm phán về việc nối lại hoạt động xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine ở Biển Ðen. Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres (A.Gu-tê-rét) xác nhận, các bên đã đạt bước tiến lớn và quan trọng trong đàm phán.
Nhiều nước thành viên Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã bày tỏ sự ủng hộ đối với các nỗ lực của Tổng Thư ký Liên hợp quốc nhằm cung cấp tuyến đường vận chuyển an toàn cho việc phân phối lương thực và năng lượng từ Nga và Ukraine. Các thành viên G20 cũng cam kết thăm dò khả năng hợp tác sâu hơn nhằm tăng cường an ninh lương thực và năng lượng, trong đó có hợp tác thông qua hệ thống Liên hợp quốc, hoặc các tổ chức quốc tế.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc nhấn mạnh, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng toàn cầu hiện nay, việc các bên đạt được những tiến bộ nhằm bảo đảm xuất khẩu an toàn các sản phẩm lương thực của Ukraine thông qua Biển Ðen đem đến hy vọng giảm bớt nguy cơ nạn đói trên khắp thế giới. Ðây cũng là cơ hội để tăng cường hỗ trợ các nước và những người dễ bị tổn thương nhất, góp phần giúp ổn định hệ thống lương thực toàn cầu.
Theo Nhân Dân
Tin cùng chuyên mục
- Châu Âu trải qua 5 mùa hè nóng nhất trong 2 thập kỷ 20.07.2022 | 11:00 AM
- 10 năm sau thảm họa kép tại Nhật Bản: Nỗi đau vẫn còn 11.03.2021 | 09:43 AM
- Bạo loạn tại nhà Quốc hội - Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về hình ảnh và vị thế nước Mỹ 10.01.2021 | 14:37 PM
- 4 kịch bản bất ngờ sau ngày bầu cử Mỹ 03.11.2020 | 15:02 PM
- Đông Nam Á chạy đua đón đầu tư Mỹ 12.06.2020 | 08:49 AM
- Người Mỹ trong vòng xoáy của “cơn bão kép” 03.06.2020 | 09:29 AM
- Hành trình Covid-19 lây nhiễm toàn cầu và vượt mốc 1 triệu người mắc 04.04.2020 | 09:51 AM
- Lý giải nguyên nhân khiến dịch Covid-19 lây lan nhanh ở châu Âu 11.03.2020 | 17:27 PM
- Những thay đổi với cuộc sống người dân EU và Anh trong ngày 1/2 31.01.2020 | 13:59 PM
- Nhìn lại thế giới 2019: Các xu hướng chiến lược ở châu Phi 24.12.2019 | 15:59 PM
Xem tin theo ngày
-
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến thăm làm việc tại phường Phố Hiến
- Công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương, địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và kết thúc hoạt động cấp huyện
- Báo Thái Bình - Một hành trình với những mốc son lịch sử
- Thư tòa soạn
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh về công tác tổ chức, cán bộ
- Khởi công dự án nhà máy đốt chất thải rắn phát điện công nghệ hiện đại tại xã Thụy Trình
- Khởi công dự án đầu tư xây dựng sân golf Cồn Vành và dự án đầu tư xây dựng khu bến cảng hàng lỏng Ba Lạt
- Việt Nam nâng tầm vị thế tại Hội nghị quốc tế về biển và đại dương
- Hội thảo khoa học: Đồng chí Nguyễn Văn Linh – Nhà lãnh đạo kiên định, sáng tạo của Đảng và cách mạng Việt Nam
- 26 tập thể, cá nhân tiêu biểu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2025 được trao thưởng