EU kích hoạt kế hoạch khẩn cấp về khí đốt
Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters
Thông báo của EU nhấn mạnh, sau khi xem xét nguy cơ cận kề đối với an ninh nguồn cung khí đốt, kế hoạch nêu trên có hiệu lực do vấn đề đã trở nên khẩn cấp. Mục đích của kế hoạch là giúp EU tăng dự trữ khí đốt kịp thời cho mùa đông. Theo đó, các nước thành viên sẽ buộc phải cắt giảm tiêu thụ khí đốt ở mức ít nhất 15% vào giai đoạn từ giữa tháng 8/2022 đến tháng 3/2023, dựa trên mức tiêu thụ trung bình của 5 năm trước.
Kế hoạch khẩn cấp của EU nhằm cắt giảm lượng khí đốt tiêu thụ đã được thông qua trong bối cảnh các nước đang cố gắng tiết kiệm nhiên liệu cho mùa đông tới do nguồn cung khan hiếm. Theo thông báo của Cộng hòa Séc, quốc gia hiện giữ chức Chủ tịch luân phiên EU, thỏa thuận này đã được các nước EU phê chuẩn, ngoại trừ Hungary và Ba Lan. Hungary là quốc gia duy nhất phản đối thỏa thuận cắt giảm lượng khí đốt tiêu thụ tại cuộc họp của EU. Hungary hiện đang đàm phán với Nga để nhập khẩu thêm khí đốt. Trong khi đó, Ba Lan cũng không phê chuẩn thỏa thuận này dù trước đó ủng hộ.
Dù không đạt được sự đồng thuận của tất cả thành viên, kế hoạch cắt giảm 15% lượng khí đốt tiêu thụ của các nước EU là bước đi quan trọng nhằm giảm sự phụ thuộc của khối vào nguồn cung khí đốt của Nga trước mùa cao điểm về tiêu thụ nhiều nhiên liệu. Trước khi leo thang căng thẳng vì chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại miền đông Ukraine, Nga đã cung cấp khoảng 40% lượng khí đốt tiêu thụ tại EU.
Theo quy định mới của EU, Đức-nhà nhập khẩu khí đốt lớn nhất ở châu Âu, sẽ phải tiết kiệm lượng khí đốt tiêu thụ nhiều hơn đáng kể so với các nước EU khác. Số liệu của Ủy ban châu Âu cho biết, từ đầu tháng 8/2022 cho đến tháng 3/2023, Đức sẽ phải tiết kiệm khoảng 10 tỷ mét khối khí đốt tiêu thụ để có thể đạt mục tiêu mà các nước EU đã đề ra. Lượng khí đốt có thể tiết kiệm được ở Đức tương đương mức tiêu thụ trung bình hằng năm của 5 triệu hộ gia đình bốn người.
Để bảo đảm nguồn cung năng lượng cho những tháng mùa đông sắp tới, Chính phủ Đức mới đây thông báo thu phụ phí sử dụng khí đốt từ tháng 10 tới. Quy định này dự kiến có hiệu lực vào giữa tháng 8 và bắt đầu triển khai từ ngày 1/10. Thời hạn hiệu lực của quy định kéo dài tới ngày 1/4/2024. Sắc lệnh thu phụ phí khí đốt nhằm ngăn chặn tình trạng vỡ nợ của các công ty kinh doanh khí đốt cũng như bảo đảm duy trì nguồn cung cho người dân và nền kinh tế đầu tàu châu Âu.
Bộ trưởng Kinh tế liên bang Đức Robert Habeck nhấn mạnh, việc thu phụ phí khí đốt không phải là quyết định dễ dàng, song là cần thiết để bảo đảm nguồn cung năng lượng cho các hộ gia đình cũng như cho nền kinh tế lớn nhất châu Âu. Với khoản phụ phí thu được, các công ty nhập khẩu khí đốt của Đức có thể bớt gánh nặng trong việc chuyển sang mua khí đốt từ các nguồn khác. Các công ty nhập khẩu khí đốt ở Đức đang chịu sức ép đáng kể do nguồn cung từ Nga bị cắt giảm. Để bù vào lượng thiếu hụt, các công ty đang phải tìm cách nhập khẩu từ các nguồn thay thế với giá cả đắt hơn gấp nhiều lần.
Trong khi đó, Chính phủ Pháp cảnh báo các công ty và người dân có thể phải giảm mức tiêu thụ năng lượng trong mùa đông tới, ngay cả khi lượng dự trữ khí đốt tự nhiên của nền kinh tế lớn thứ hai EU ở mức tối đa. Theo Bộ trưởng Năng lượng Pháp Agnes Pannier-Runacher, lượng khí đốt dự trữ chiến lược của Pháp đang ở mức 80% công suất và có thể đạt 100% trước ngày 1/11 tới, song các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp phải tiết giảm tiêu thụ khí đốt và điện năng bởi có thể vẫn không đủ cung cấp trong trường hợp thời tiết quá lạnh.
Kế hoạch khẩn cấp của EU nhằm cắt giảm lượng khí đốt tiêu thụ và giảm phụ thuộc vào nguồn cung của Nga là biện pháp cần thiết tạm thời trong lúc các nước trong châu lục tìm kiếm những lựa chọn nguồn cung thay thế. Châu Âu tiếp tục đối mặt thách thức lớn trong tìm kiếm các biện pháp giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay.
Theo Nhân Dân
Tin cùng chuyên mục
- Châu Âu trải qua 5 mùa hè nóng nhất trong 2 thập kỷ 20.07.2022 | 11:00 AM
- 10 năm sau thảm họa kép tại Nhật Bản: Nỗi đau vẫn còn 11.03.2021 | 09:43 AM
- Bạo loạn tại nhà Quốc hội - Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về hình ảnh và vị thế nước Mỹ 10.01.2021 | 14:37 PM
- 4 kịch bản bất ngờ sau ngày bầu cử Mỹ 03.11.2020 | 15:02 PM
- Đông Nam Á chạy đua đón đầu tư Mỹ 12.06.2020 | 08:49 AM
- Người Mỹ trong vòng xoáy của “cơn bão kép” 03.06.2020 | 09:29 AM
- Hành trình Covid-19 lây nhiễm toàn cầu và vượt mốc 1 triệu người mắc 04.04.2020 | 09:51 AM
- Lý giải nguyên nhân khiến dịch Covid-19 lây lan nhanh ở châu Âu 11.03.2020 | 17:27 PM
- Những thay đổi với cuộc sống người dân EU và Anh trong ngày 1/2 31.01.2020 | 13:59 PM
- Nhìn lại thế giới 2019: Các xu hướng chiến lược ở châu Phi 24.12.2019 | 15:59 PM
Xem tin theo ngày
-
Đặc sắc chương trình nghệ thuật kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và chào mừng hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình
- Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến thăm làm việc tại phường Phố Hiến
- Công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương, địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và kết thúc hoạt động cấp huyện
- Báo Thái Bình - Một hành trình với những mốc son lịch sử
- Thư tòa soạn
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh về công tác tổ chức, cán bộ
- Khởi công dự án nhà máy đốt chất thải rắn phát điện công nghệ hiện đại tại xã Thụy Trình
- Khởi công dự án đầu tư xây dựng sân golf Cồn Vành và dự án đầu tư xây dựng khu bến cảng hàng lỏng Ba Lạt
- Việt Nam nâng tầm vị thế tại Hội nghị quốc tế về biển và đại dương
- Hội thảo khoa học: Đồng chí Nguyễn Văn Linh – Nhà lãnh đạo kiên định, sáng tạo của Đảng và cách mạng Việt Nam