Italy chưa sẵn sàng phê chuẩn cải cách quỹ cứu trợ Eurozone
Thủ tướng Italy Giorgia Meloni. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 15/3, Thủ tướng Italy Giorgia Meloni tuyên bố “cần phải suy nghĩ thêm” trước khi chính phủ nước này có thể phê chuẩn một cải cách quỹ cứu trợ 500 tỷ euro (526,15 tỷ USD) của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) cho các quốc gia và ngân hàng bị tách khỏi thị trường.
Thủ tướng Meloni, người thường bày tỏ lo ngại về Cơ chế ổn định châu Âu (ESM), nói với Quốc hội Italy rằng chính phủ sẽ không bao giờ tiếp cận cơ sở này và nói rằng thay vào đó, ESM nên được biến thành một công cụ chính sách công nghiệp.
Bà nói: “Nếu chúng ta tin rằng quy định ESM mới không phục vụ lợi ích quốc gia của Italy… thì đã đến lúc thảo luận về việc sử dụng nó như một công cụ của chính sách công nghiệp châu Âu.”
Italy là thành viên Liên minh châu Âu (EU) duy nhất chần chừ trong việc phê chuẩn cải cách trên.
Trước đây, một số chính trị gia Italy, trong đó có bà Meloni, đã chỉ trích cải cách này, cho rằng nó sẽ làm tăng nguy cơ tái cơ cấu khoản nợ quốc gia khổng lồ của Italy.
Theo cải cách, đã được thống nhất ở cấp độ EU năm 2021, nhưng vẫn chưa được phê chuẩn, ESM sẽ cung cấp một biện pháp hỗ trợ cho Quỹ giải quyết thống nhất (SRF), chịu trách nhiệm xử lý các ngân hàng phá sản.
ESM cũng giúp việc tái cơ cấu các khoản nợ quốc gia trong trường hợp cần thiết trở nên đơn giản hơn, điều mà những người chỉ trích tại Italy lo ngại sẽ khiến việc tái cơ cấu như vậy dễ xảy ra hơn.
ESM thường yêu cầu các quốc gia áp dụng các chương trình thắt lưng buộc bụng hoặc cải cách tài chính để đổi lấy sự hỗ trợ của họ.
Thủ tướng Meloni nói: “Chúng tôi muốn thảo luận về khuôn khổ chung của quản trị (kinh tế) châu Âu và khả năng để các nguồn lực, ngày nay đang được phân bổ cho 'gói cứu trợ' này, thực sự có thể hữu ích cho các quốc gia. Chừng nào tôi còn là Thủ tướng, Italy sẽ không bao giờ sử dụng ESM. Và tôi sợ rằng không ai khác sẽ có thể sử dụng quỹ này."
ESM được thành lập năm 2012, thay thế một quỹ tạm thời được thành lập năm 2010, ở đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng nợ công của Eurozone. Cho đến nay, 5 quốc gia đã yêu cầu được ESM hỗ trợ là Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Cộng hòa Cyprus./.
Theo Vietnam+
Tin cùng chuyên mục
- Châu Âu trải qua 5 mùa hè nóng nhất trong 2 thập kỷ 20.07.2022 | 11:00 AM
- 10 năm sau thảm họa kép tại Nhật Bản: Nỗi đau vẫn còn 11.03.2021 | 09:43 AM
- Bạo loạn tại nhà Quốc hội - Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về hình ảnh và vị thế nước Mỹ 10.01.2021 | 14:37 PM
- 4 kịch bản bất ngờ sau ngày bầu cử Mỹ 03.11.2020 | 15:02 PM
- Đông Nam Á chạy đua đón đầu tư Mỹ 12.06.2020 | 08:49 AM
- Người Mỹ trong vòng xoáy của “cơn bão kép” 03.06.2020 | 09:29 AM
- Hành trình Covid-19 lây nhiễm toàn cầu và vượt mốc 1 triệu người mắc 04.04.2020 | 09:51 AM
- Lý giải nguyên nhân khiến dịch Covid-19 lây lan nhanh ở châu Âu 11.03.2020 | 17:27 PM
- Những thay đổi với cuộc sống người dân EU và Anh trong ngày 1/2 31.01.2020 | 13:59 PM
- Nhìn lại thế giới 2019: Các xu hướng chiến lược ở châu Phi 24.12.2019 | 15:59 PM
Xem tin theo ngày
-
Tăng cường công tác nắm tình hình, kịp thời giải quyết các vụ việc phát sinh ngay từ cơ sở
- Triển khai quyết liệt các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực
- Phương án đầu tư một số dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc
- Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái dự chương trình “Bình Dương khởi động - kết nối - phát triển mới”
- Triển khai giám sát việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghị quyết đại hội đảng các cấp
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng cán bộ, đoàn viên, thanh niên nhân ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
- Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đối thoại với thanh niên toàn quốc
- Công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ
- Thường trực Tỉnh ủy đối thoại với thanh niên
- Đẩy mạnh xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh