Ưu tiên chống lạm phát
Từ năm 2022, các ngân hàng trung ương đã tăng lãi suất chuẩn để đối phó với lạm phát vốn tăng lên mức chưa từng có trong nhiều thập kỷ ở nhiều nước, trong đó có Mỹ. Tuy nhiên, cuộc chiến này đang trở nên phức tạp do vụ phá sản gần đây của Silicon Valley Bank (SVB) sau khi gặp rủi ro do lãi suất quá cao, làm xáo trộn hệ thống ngân hàng ở hai bờ Đại Tây Dương.
Tuy nhiên, theo Tổng Giám đốc IMF K.Georgieva, các ngân hàng trung ương nên tiếp tục ngăn chặn lạm phát thông qua việc tăng lãi suất, bất chấp những lo ngại điều này có thể gây thêm căng thẳng cho lĩnh vực ngân hàng. IMF kêu gọi các nước thành viên tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ để ứng phó với lạm phát cao kéo dài.
Bà K.Georgieva cho rằng, các ngân hàng trung ương phải tiếp tục chống lạm phát trong một môi trường khó khăn và phức tạp hơn nhiều, trong đó ưu tiên chống lạm phát rồi mới hỗ trợ ổn định tài chính thông qua các công cụ khác nhau.
Trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng, lạm phát vẫn giữ ở mức cao, kinh tế thế giới khó có thể phục hồi mạnh mẽ. Điều này sẽ tác động xấu đến triển vọng kinh tế của mọi quốc gia, đặc biệt là những quốc gia và những đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Tăng trưởng GDP toàn cầu giảm gần 50% năm 2022 xuống 3,4% do tác động của xung đột tại Ukraine, làm gián đoạn sự phục hồi sau đại dịch Covid-19.
Trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng, lạm phát vẫn giữ ở mức cao, kinh tế thế giới khó có thể phục hồi mạnh mẽ. |
IMF dự báo, kinh tế toàn cầu tăng trưởng 2,8% trong năm 2023 và 3% vào năm 2024, đều giảm 0,1 điểm phần trăm so với dự báo được đưa ra vào tháng 1 vừa qua. Việc giảm dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới phản ánh tình trạng yếu đi của một số nền kinh tế lớn cũng như khả năng các ngân hàng trung ương tiếp tục chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát gia tăng.
IMF cảnh báo, những điểm yếu ẩn náu trên các thị trường tài chính có thể bùng phát thành một cuộc khủng hoảng mới và ảnh hưởng đến tăng trưởng toàn cầu trong năm nay. Những điểm yếu đó có thể là thiếu sự chuẩn bị để ứng phó với tác động của việc tăng lãi suất.
Theo các quan chức IMF, những yếu tố rủi ro như vậy đã gia tăng nhanh sau các vụ sụp đổ ngân hàng, theo đó một số nhà đầu tư đang tìm kiếm các liên kết yếu ớt có thể khiến tình trạng sụp đổ của các ngân hàng lây lan. Mặc dù có những cảnh báo nêu trên, nhà kinh tế trưởng của IMF Pierre-Olivier Gourinchas cho rằng, lạm phát vẫn là vấn đề đáng lo ngại hơn và việc ổn định giá cần được ưu tiên giải quyết hơn những rủi ro ổn định tài chính đối với chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương. Ông nhấn mạnh, chỉ khi xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chính rất nghiêm trọng thì mới nên đảo ngược ưu tiên này.
Cuộc chiến chống lạm phát đặt ra các thách thức từ việc thắt chặt chính sách tiền tệ đối với kinh tế toàn cầu. Các bộ trưởng tài chính và thống đốc các ngân hàng trung ương của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã nhóm họp tại thủ đô Washington (Mỹ) nhằm thảo luận về vấn đề này, trong bối cảnh có nhiều quan ngại tăng trưởng kinh tế chậm lại sau các đợt tăng lãi suất mạnh tại các nền kinh tế lớn.
Lãi suất cao và đồng USD mạnh đã gây khó khăn cho các nước đang phát triển trong việc thanh toán nợ bằng đồng USD khi chi phí vay tăng lên.
Theo IMF, hầu hết các nền kinh tế phát triển trên thế giới tiếp tục tăng trưởng chậm lại dự kiến sẽ kéo mức tăng trưởng toàn cầu xuống dưới 3% trong năm nay. Các thị trường mới nổi ở châu Á dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng đáng kể, với Ấn Độ và Trung Quốc được dự báo sẽ chiếm 50% tổng mức tăng trưởng năm nay, trong khi có tới 90% các nền kinh tế phát triển trên thế giới tăng trưởng chậm lại. Chính vì vậy, theo IMF, trước mắt và trong trung hạn, tăng trưởng kinh tế thế giới được dự báo vẫn yếu.
GDP toàn cầu có thể chỉ xấp xỉ 3% trong 5 năm tới, mức dự báo trung hạn thấp nhất kể từ những năm 1990. Các nước thu nhập thấp có thể sẽ chịu cú sốc kép từ chi phí đi vay cao và sự sụt giảm nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của họ, điều này có thể làm gia tăng tình trạng nghèo đói.
Những dự báo về tăng trưởng kinh tế chậm lại cũng như thách thức đặt ra đối với hệ thống tài chính toàn cầu cho thấy nền kinh tế thế giới vẫn bị bao phủ bởi “bóng đen” lạm phát. Kiềm chế lạm phát và ổn định giá cả vẫn là vấn đề được ưu tiên hiện nay và cuộc chiến chống lạm phát tiếp tục đối mặt không ít thách thức.
Theo Nhân Dân
Tin cùng chuyên mục
- Châu Âu trải qua 5 mùa hè nóng nhất trong 2 thập kỷ 20.07.2022 | 11:00 AM
- 10 năm sau thảm họa kép tại Nhật Bản: Nỗi đau vẫn còn 11.03.2021 | 09:43 AM
- Bạo loạn tại nhà Quốc hội - Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về hình ảnh và vị thế nước Mỹ 10.01.2021 | 14:37 PM
- 4 kịch bản bất ngờ sau ngày bầu cử Mỹ 03.11.2020 | 15:02 PM
- Đông Nam Á chạy đua đón đầu tư Mỹ 12.06.2020 | 08:49 AM
- Người Mỹ trong vòng xoáy của “cơn bão kép” 03.06.2020 | 09:29 AM
- Hành trình Covid-19 lây nhiễm toàn cầu và vượt mốc 1 triệu người mắc 04.04.2020 | 09:51 AM
- Lý giải nguyên nhân khiến dịch Covid-19 lây lan nhanh ở châu Âu 11.03.2020 | 17:27 PM
- Những thay đổi với cuộc sống người dân EU và Anh trong ngày 1/2 31.01.2020 | 13:59 PM
- Nhìn lại thế giới 2019: Các xu hướng chiến lược ở châu Phi 24.12.2019 | 15:59 PM
Xem tin theo ngày
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại Trường Tiểu học và THCS Đông Vinh