Khởi đầu mới quan trọng trong quan hệ Hàn Quốc-Nhật Bản
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida.
Việc hai nước láng giềng Đông Bắc Á xích lại gần nhau đánh dấu một chương mới quan trọng và một khởi đầu mới cho các đối tác liên minh của Mỹ.
Chuyến thăm song phương đánh dấu việc nối lại toàn diện quan hệ ngoại giao chính thức giữa các nhà lãnh đạo hai nước, vốn bị đóng băng hơn một thập kỷ qua. |
Chuyến thăm đầu tiên của một nhà lãnh đạo Nhật Bản đến Hàn Quốc sau 12 năm diễn ra chưa đầy hai tháng sau khi Tổng thống Yoon Suk Yeol thăm Tokyo.
Chuyến thăm song phương đánh dấu việc nối lại toàn diện quan hệ ngoại giao chính thức giữa các nhà lãnh đạo hai nước, vốn bị đóng băng hơn một thập kỷ qua. Tại cuộc gặp ở Seoul vừa qua, hai nhà lãnh đạo nhất trí rằng, Hàn Quốc và Nhật Bản cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong các chương trình nghị sự về an ninh, kinh tế và các vấn đề toàn cầu, đồng thời khẳng định phát triển quan hệ song phương lên tầm cao mới.
Cánh cửa hợp tác giữa Hàn Quốc và Nhật Bản rộng mở tạo điều kiện để hai bên thúc đẩy các cơ hội và tiềm năng hợp tác trong nhiều lĩnh vực. Các thủ tục khôi phục quy chế ưu đãi thương mại, hay còn gọi là “Danh sách trắng”, của hai nước đều đang được tiến hành.
Thúc đẩy hợp tác kinh tế giúp các nhà sản xuất chất bán dẫn của Hàn Quốc và các công ty vật liệu và thiết bị hàng đầu của Nhật Bản có thể cùng nhau xây dựng chuỗi cung ứng chất bán dẫn vững chắc.
Giới doanh nhân Hàn Quốc kỳ vọng quan hệ Hàn Quốc-Nhật Bản sẽ phát triển tốt đẹp. Các doanh nghiệp Hàn Quốc nhất trí rằng, các nhà sản xuất chất bán dẫn của Hàn Quốc cần tăng cường hợp tác với các ngành công nghiệp vật liệu và thiết bị của Nhật Bản.
Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc (KBIZ) Kim Ki Mun đề nghị duy trì mối quan hệ hữu nghị giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ của hai nước. Theo ông, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực vật liệu, phụ tùng và thiết bị của Hàn Quốc đang hy vọng sẽ đạt được các giao dịch thuận lợi với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhật Bản.
Ông Kim Ki Mun cho rằng, Nhật Bản đi trước về công nghệ nguồn cho nên các doanh nghiệp Hàn Quốc sẽ có nhiều lợi ích chung trong việc nhập khẩu linh kiện và nguyên liệu từ Nhật Bản, gia công, cung cấp cho các công ty lớn và xuất khẩu ra nước ngoài.
Ngoài hợp tác kinh tế, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng thảo luận việc thúc đẩy hợp tác nghiên cứu phát triển trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ tiên tiến như không gian, lượng tử, trí tuệ nhân tạo (AI), sinh học kỹ thuật số và vật liệu tương lai.
Hai nước nhất trí giải quyết vấn đề nước nhiễm xạ tại nhà máy hạt nhân Fukushima thông qua việc cử phái đoàn kiểm tra thực địa của Hàn Quốc tới hiện trường, để đưa ra các kiểm chứng khách quan dựa trên cơ sở khoa học đối với vấn đề đang khiến người dân Hàn Quốc quan ngại này.
Hàn Quốc và Nhật Bản cũng đang chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ của giao lưu nhân dân, với số người qua lại giữa hai nước đã đạt gần 2 triệu lượt chỉ trong ba tháng đầu năm 2023. Hai bên tin rằng, giao lưu giữa các thế hệ tương lai là rất quan trọng, giúp nhân dân hai nước tăng cường hiểu biết lẫn nhau, xây dựng tình hữu nghị và lòng tin lâu dài.
Quá trình bình thường hóa quan hệ song phương giữa Hàn Quốc và Nhật Bản được đánh giá đang đi đúng hướng. Mỹ hoan nghênh việc tăng cường hợp tác giữa hai đồng minh ở Đông Bắc Á cũng như tăng cường hợp tác ba bên bởi điều này sẽ mang lại lợi ích cho các nước.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Vedant Patel cho biết, Mỹ sẽ duy trì hợp tác, thông qua liên minh với Hàn Quốc và Nhật Bản, cùng các đối tác khác thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Các nhà lãnh đạo Hàn Quốc và Nhật Bản nhất trí về tầm quan trọng chiến lược của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và cam kết tăng cường phối hợp chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của hai nước.
Sự hợp tác toàn diện trong lĩnh vực an ninh và kinh tế mở ra trang mới cho quan hệ Hàn Quốc và Nhật Bản, đem lại lợi ích to lớn cho người dân hai nước. Đây cũng là cơ hội mới góp phần củng cố hợp tác giữa hai đồng minh ở Đông Bắc Á với Mỹ trong các vấn đề ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Theo Nhân Dân
Tin cùng chuyên mục
- Châu Âu trải qua 5 mùa hè nóng nhất trong 2 thập kỷ 20.07.2022 | 11:00 AM
- 10 năm sau thảm họa kép tại Nhật Bản: Nỗi đau vẫn còn 11.03.2021 | 09:43 AM
- Bạo loạn tại nhà Quốc hội - Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về hình ảnh và vị thế nước Mỹ 10.01.2021 | 14:37 PM
- 4 kịch bản bất ngờ sau ngày bầu cử Mỹ 03.11.2020 | 15:02 PM
- Đông Nam Á chạy đua đón đầu tư Mỹ 12.06.2020 | 08:49 AM
- Người Mỹ trong vòng xoáy của “cơn bão kép” 03.06.2020 | 09:29 AM
- Hành trình Covid-19 lây nhiễm toàn cầu và vượt mốc 1 triệu người mắc 04.04.2020 | 09:51 AM
- Lý giải nguyên nhân khiến dịch Covid-19 lây lan nhanh ở châu Âu 11.03.2020 | 17:27 PM
- Những thay đổi với cuộc sống người dân EU và Anh trong ngày 1/2 31.01.2020 | 13:59 PM
- Nhìn lại thế giới 2019: Các xu hướng chiến lược ở châu Phi 24.12.2019 | 15:59 PM
Xem tin theo ngày
-
Tiếp tục kỳ họp bất thường lần thứ chín: Quốc hội tiếp tục thảo luận về các dự thảo luật, nghị quyết
- Triển khai cuộc kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII
- Tổng Bí thư Tô Lâm: Sắp xếp, tinh gọn bộ máy để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân
- Kỳ họp thứ 107 Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Tiếp tục chương trình kỳ họp bất thường lần thứ chín: Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự thảo luật, nghị quyết
- Thái Bình: Giao, nhận quân nhanh gọn, an toàn, thực sự là ngày hội của thanh niên lên đường bảo vệ Tổ quốc
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy dự lễ giao nhận quân năm 2025 tại huyện Hưng Hà
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dự lễ giao, nhận quân năm 2025 tại thành phố Thái Bình
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng NVQS tỉnh dự lễ giao, nhận quân năm 2025 tại huyện Đông Hưng
- Các địa phương trong tỉnh: Đồng loạt tổ chức lễ giao, nhận quân năm 2025