Ngăn chặn di cư bất hợp pháp
Người di cư Honduras tại khu vực Ciudad Tecun Uman ở biên giới Guatemala-Mexico, trong hành trình tới Mỹ. (Ảnh: AFP/ TTXVN)
Các quan chức hàng đầu của Mỹ, gồm Bộ trưởng Ngoại giao Antony Blinken, Bộ trưởng An ninh nội địa Alejandro Mayorkas và Cố vấn An ninh nội địa Nhà trắng Liz Sherwood-Randall đang có mặt ở Mexico để gặp Tổng thống nước chủ nhà Andres Lopez Obrador, với trọng tâm là thảo luận về tình trạng di cư bất thường chưa từng có qua biên giới hai nước. Chuyến công tác của các quan chức Mỹ diễn ra sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Obrador và người đồng cấp Mỹ Joe Biden xoay quanh vấn đề người di cư bất hợp pháp.
Trong cuộc điện đàm, hai nhà lãnh đạo nhất trí rằng, việc triển khai các biện pháp bổ sung là cấp thiết để mở lại các cửa khẩu quan trọng ở biên giới. Các cuộc điện đàm và tiếp xúc được tiến hành khẩn trương sau khi Mỹ đóng cửa các cây cầu và cửa khẩu nhằm ngăn chặn dòng người di cư đông kỷ lục đang tràn ngập ở biên giới Mexico trong hành trình đi tìm “giấc mơ Mỹ”.
Nhập cư bất hợp pháp và nạn buôn bán ma túy xuyên biên giới đã trở thành vấn đề nghiêm trọng đối với cử tri Mỹ. |
Nhập cư bất hợp pháp và nạn buôn bán ma túy xuyên biên giới đã trở thành vấn đề nghiêm trọng đối với cử tri Mỹ. Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson từng gửi thư tới Nhà trắng khẩn thiết kêu gọi Tổng thống Biden có hành động hành pháp để ngăn chặn tình trạng nhập cư trái phép ở biên giới phía nam. Ông đề xuất tổng thống nên đàm phán với Mexico để khôi phục chương trình buộc người nhập cư trái phép ở lại Mexico. Các cuộc đàm phán tại Quốc hội Mỹ nhằm thắt chặt chính sách biên giới đã tăng tốc trong những tuần gần đây.
Các nhà đàm phán tại Thượng viện đang thảo luận việc thay đổi quy định về tị nạn và biên giới. Đảng Cộng hòa đưa ra vấn đề này như một điều kiện đánh đổi cho gói viện trợ nước ngoài trị giá 110,5 tỷ USD của đảng Dân chủ. Thống đốc bang Texas, ông Greg Abbott cũng vừa ký ban hành luật trao quyền cho cảnh sát bang và địa phương được phép bắt giữ và trục xuất những người di cư bị bắt quả tang vượt biên trái phép, dù vấp phải sự phản đối gay gắt của Tổng thống Mexico rằng biện pháp cứng rắn của bang Texas là ngoài thẩm quyền.
Trong khi đó, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, các quốc gia thành viên EU và Nghị viện châu Âu (EP) đã đạt được thỏa thuận lớn nhằm cải cách chính sách về người di cư và xin tị nạn của khối sau các cuộc đàm phán khó khăn và kéo dài. Tây Ban Nha, nước giữ chức Chủ tịch EU luân phiên, nêu rõ một thỏa thuận chính trị đã đạt được nhằm tiến tới việc ký kết Hiệp ước mới về di cư và tị nạn của EU. Nội dung thỏa thuận chủ yếu là các biện pháp đối phó cứng rắn như rút ngắn quá trình kiểm tra người di cư trái phép, thành lập các trung tâm giam giữ ở biên giới, đẩy nhanh việc trục xuất những người xin tị nạn bị từ chối và thiết lập cơ chế đoàn kết để giảm áp lực lên các quốc gia phía nam châu lục đang đối mặt làn sóng di cư lớn.
Nội dung cải cách dựa trên đề xuất do Ủy ban châu Âu (EC) đưa ra cách đây ba năm, theo đó giữ nguyên nguyên tắc hiện hành là quốc gia EU đầu tiên mà người xin tị nạn nhập cảnh phải chịu trách nhiệm về trường hợp của họ. Tuy nhiên, để hỗ trợ các quốc gia “đầu sóng, ngọn gió” như Italia, Hy Lạp và Malta, một cơ chế đoàn kết bắt buộc được thiết lập để chia sẻ gánh nặng với những nước này.
Mỹ và châu Âu đang đau đầu với làn sóng di cư bất hợp pháp tồn tại dai dẳng nhiều năm qua và gia tăng mạnh thời gian gần đây. |
Điều này đồng nghĩa các nước EU khác sẽ tiếp nhận một số lượng nhất định người di cư hoặc đóng góp khoản hỗ trợ tài chính nếu từ chối tiếp nhận. Bên cạnh đó, quá trình sàng lọc và kiểm tra những người xin tị nạn cũng sẽ được đẩy nhanh để những người di cư không đáp ứng tiêu chuẩn phải sớm hồi hương hoặc quay lại điểm trung chuyển.
Mỹ và châu Âu đang đau đầu với làn sóng di cư bất hợp pháp tồn tại dai dẳng nhiều năm qua và gia tăng mạnh thời gian gần đây. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng, các biện pháp cứng rắn của Xứ cờ hoa và EU mới chỉ giải quyết được phần ngọn, chứ chưa xử lý gốc rễ của vấn đề là cần chấm dứt xung đột, xóa đói nghèo, tạo sinh kế bền vững cho người di cư ở chính đất nước của họ.
Theo Vietnam+
Tin cùng chuyên mục
- Châu Âu trải qua 5 mùa hè nóng nhất trong 2 thập kỷ 20.07.2022 | 11:00 AM
- 10 năm sau thảm họa kép tại Nhật Bản: Nỗi đau vẫn còn 11.03.2021 | 09:43 AM
- Bạo loạn tại nhà Quốc hội - Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về hình ảnh và vị thế nước Mỹ 10.01.2021 | 14:37 PM
- 4 kịch bản bất ngờ sau ngày bầu cử Mỹ 03.11.2020 | 15:02 PM
- Đông Nam Á chạy đua đón đầu tư Mỹ 12.06.2020 | 08:49 AM
- Người Mỹ trong vòng xoáy của “cơn bão kép” 03.06.2020 | 09:29 AM
- Hành trình Covid-19 lây nhiễm toàn cầu và vượt mốc 1 triệu người mắc 04.04.2020 | 09:51 AM
- Lý giải nguyên nhân khiến dịch Covid-19 lây lan nhanh ở châu Âu 11.03.2020 | 17:27 PM
- Những thay đổi với cuộc sống người dân EU và Anh trong ngày 1/2 31.01.2020 | 13:59 PM
- Nhìn lại thế giới 2019: Các xu hướng chiến lược ở châu Phi 24.12.2019 | 15:59 PM
Xem tin theo ngày
-
Phát huy tinh thần đất và người Thái Bình trong kỷ nguyên mới
- UBND tỉnh làm việc với Đại học Quốc gia Hà Nội về hợp tác đào tạo, phát triển khoa học và chuyển đổi số
- Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
- Đoàn kiểm tra số 1921 của Bộ Chính trị thông qua dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình
- Bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn trong sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính và xây dựng chính quyền hai cấp
- Trao giải cuộc thi trắc nghiệm trên internet tìm hiểu “Lịch sử Đảng bộ, lịch sử tỉnh Thái Bình”
- Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ lần thứ XI năm 2025
- Công bố quyết định thành lập Đảng bộ HĐND tỉnh
- Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06
- Đoàn công tác thành viên Chính phủ làm việc với tỉnh Thái Bình