Thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững: Có thực mới vực được đạo
Báo cáo Tài chính cho phát triển bền vững năm 2024 (FSDR 2024) vừa được Liên hợp quốc công bố cho thấy, mức thiếu hụt tài chính cho phát triển hằng năm hiện lên tới 4.200 tỷ USD, tăng mạnh từ 2.500 tỷ USD trước dịch Covid-19. Tình trạng thiếu hụt tài chính trở nên đáng báo động do ảnh hưởng từ các cuộc khủng hoảng như đại dịch, căng thẳng địa chính trị, thảm họa khí hậu và khủng hoảng chi phí sinh hoạt toàn cầu. 50% trong số 140 SDG đã bị chệch hướng hoặc không thể đạt tiến độ đề ra. Hơn 30% SDG không ghi nhận sự tiến triển nào, thậm chí còn thụt lùi so với năm 2015.
Báo cáo nêu rõ, việc ngừng thúc đẩy nỗ lực toàn cầu để đạt được các SDG có thể gây ra bất ổn chính trị lớn hơn, ảnh hưởng đến kinh tế và dẫn đến thiệt hại không thể khắc phục đối với môi trường. Những người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất trên thế giới đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề từ các thách thức toàn cầu chưa từng có.
Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc Amina J.Mohammed đánh giá báo cáo là minh chứng cho thấy thế giới cần hành động mạnh mẽ và quyết liệt hơn để huy động tài chính trên quy mô lớn. Theo bà, việc thiếu hụt nguồn tài chính sẽ dẫn đến nguy cơ không thể đạt được các mục tiêu của Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững. Theo ước tính của Liên hợp quốc, nếu tình trạng hiện nay không được cải thiện, thế giới sẽ có gần 600 triệu người rơi vào cảnh nghèo đói cùng cực vào năm 2030, trong đó hơn một nửa là phụ nữ; 84 triệu trẻ em sẽ không được đến trường.
Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc phụ trách các vấn đề kinh tế-xã hội Li Junhua nhấn mạnh rằng, thế giới đang trải qua một cuộc khủng hoảng phát triển bền vững trầm trọng do nhiều yếu tố như bất bình đẳng, lạm phát, nợ nần, xung đột và thảm họa khí hậu. Những vấn đề này cản trở tiến trình đạt được các SDG vào năm 2030. Theo tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh, các yếu tố làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng gồm gánh nặng nợ leo thang và chi phí đi vay tăng vọt. Ngoài ra, hơn một nửa số nợ trên thế giới là do các thảm họa liên quan biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng và thường xuyên hơn, ảnh hưởng xấu đến mọi quốc gia, nhất là các nước nghèo dễ bị tổn thương.
Đại dịch Covid-19 là một biến số bất ngờ, không chỉ làm xáo trộn cuộc sống của tất cả người dân trên hành tinh, mà còn kéo lùi sự phát triển của xã hội, ít nhất là theo những chỉ số mà SDG đặt ra. Covid-19 làm suy yếu các hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn cầu, gây tổn hại nghiêm trọng các nền kinh tế, thị trường tài chính. Báo cáo của Liên hợp quốc nêu rõ, những tác động của đại dịch cản trở tiến bộ ổn định trong ba thập kỷ về giảm nghèo, khi số người sống trong cảnh nghèo khó cùng cực đã tăng thêm từ 119-124 triệu người, trong đó khu vực Nam Á chiếm 60%.
Trong khi đầu tư vào các lĩnh vực SDG tăng đều đặn vào đầu những năm 2000, các nguồn tài trợ phát triển chính lại đang có dấu hiệu chững lại. Tăng trưởng thu nhập nội địa chậm lại kể từ năm 2010, nhất là ở các nước kém phát triển và các quốc gia có thu nhập thấp, phần lớn là do các vấn đề liên quan trốn thuế. Ngoài ra, thuế thu nhập doanh nghiệp đang giảm, với mức trung bình toàn cầu giảm mạnh từ 28,2% năm 2000 xuống còn 21,1% năm 2023, do tác động của toàn cầu hóa và các quy định thuế cạnh tranh khiến nguồn thu ngân sách bị co hẹp, dẫn tới các khoản đóng góp cho SDG cũng trở nên kém hiệu quả.
Hơn một nửa chặng đường SDG đã đi qua, mốc thời hạn chỉ còn vỏn vẹn 7 năm. Báo cáo của Liên hợp quốc được đưa ra như lời cảnh tỉnh đối với mọi người, mọi quốc gia. Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres kêu gọi "cùng nhau, các nước có thể biến thời điểm hiện tại thành thời điểm của hy vọng". Các quốc gia, nhất là các nước giàu, cần nỗ lực, có trách nhiệm, tích cực đóng góp tài chính để đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững.
Theo Nhân Dân
Tin cùng chuyên mục
- Châu Âu trải qua 5 mùa hè nóng nhất trong 2 thập kỷ 20.07.2022 | 11:00 AM
- 10 năm sau thảm họa kép tại Nhật Bản: Nỗi đau vẫn còn 11.03.2021 | 09:43 AM
- Bạo loạn tại nhà Quốc hội - Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về hình ảnh và vị thế nước Mỹ 10.01.2021 | 14:37 PM
- 4 kịch bản bất ngờ sau ngày bầu cử Mỹ 03.11.2020 | 15:02 PM
- Đông Nam Á chạy đua đón đầu tư Mỹ 12.06.2020 | 08:49 AM
- Người Mỹ trong vòng xoáy của “cơn bão kép” 03.06.2020 | 09:29 AM
- Hành trình Covid-19 lây nhiễm toàn cầu và vượt mốc 1 triệu người mắc 04.04.2020 | 09:51 AM
- Lý giải nguyên nhân khiến dịch Covid-19 lây lan nhanh ở châu Âu 11.03.2020 | 17:27 PM
- Những thay đổi với cuộc sống người dân EU và Anh trong ngày 1/2 31.01.2020 | 13:59 PM
- Nhìn lại thế giới 2019: Các xu hướng chiến lược ở châu Phi 24.12.2019 | 15:59 PM
Xem tin theo ngày
- Gặp mặt chức sắc đại diện các tôn giáo xuân Ất Tỵ năm 2025
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh: Gặp mặt và chúc tết các doanh nghiệp nhân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Đổi mới, sáng tạo trong hành động với tinh thần “Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tinh gọn hiệu quả, tăng tốc bứt phá”
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình nhiệm kỳ 2020 - 2025
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh: Thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam anh hùng, người cao tuổi, người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố Thái Bình
- Đảng ủy Khối Các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh: Khen thưởng 113 tập thể, cá nhân đạt thành tích tiêu biểu xuất sắc trong công tác xây dựng Đảng năm 2024
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh: Dự chương trình tết sum vầy với đoàn viên, người lao động
- Trên 978.500 đại biểu tham gia hội nghị quán triệt, triển khai về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia