Triển vọng của kinh tế toàn cầu
Nhà kinh tế trưởng của WB, Indermit Gill nhận định mặc dù tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang dần ổn định sau tác động của đại dịch Covid-19, xung đột, lạm phát và các chính sách thắt chặt tiền tệ, nhưng mức tăng trưởng hiện nay lại thấp hơn so với trước năm 2020.
Chuyên gia WB chỉ ra ba rủi ro đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu, bao gồm lãi suất cao, căng thẳng địa chính trị và các vấn đề chính trị. WB dự báo lạm phát toàn cầu sẽ chậm lại ở mức 3,5% trong năm nay và tiếp tục giảm xuống 2,9% năm 2025. Tuy nhiên, lãi suất trên toàn thế giới vẫn ở mức cao, trung bình khoảng 4% trong hai năm 2025 và 2026, gần gấp đôi mức trung bình trong hai thập kỷ trước đại dịch.
Nhà kinh tế hàng đầu của WB Ayhan Kose nhận định lãi suất cao trong thời gian dài sẽ khiến điều kiện tài chính toàn cầu thắt chặt hơn, dẫn đến tăng trưởng yếu hơn tại các nền kinh tế đang phát triển. Bên cạnh yếu tố lãi suất, nguy cơ từ căng thẳng Nga-Ukraine hay xung đột Hamas-Israel có thể cản trở tăng trưởng kinh tế toàn cầu, do giá dầu mỏ và chi phí logistics bị đẩy lên cao.
Theo WB, xung đột leo thang cũng tác động tiêu cực đến tâm lý kinh doanh và tiêu dùng, làm gia tăng lo ngại rủi ro, ảnh hưởng nhu cầu và tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Ngoài ra, căng thẳng thương mại đang gia tăng giữa một số nền kinh tế lớn hàng đầu thế giới, khi Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) áp thuế đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc. WB nhận định sự bất ổn tăng cao liên quan chính sách thương mại và tiềm năng áp dụng các chính sách hướng nội hơn có thể ảnh hưởng triển vọng thương mại và hoạt động kinh tế toàn cầu.
Trong khi đó, Ấn Độ, Indonesia và Philippines là các điểm sáng về tăng trưởng kinh tế, trong đó quốc gia đông dân nhất thế giới tiếp tục là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương với các mức tăng 6,8% và 6,5% tương ứng với năm nay và năm 2025. Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s nhận định, ba nước châu Á nêu trên đã dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng tại khu vực này trong nửa đầu năm 2024 và sẽ tiếp tục vượt trội với các con số tăng trưởng ấn tượng nhờ sự gia tăng về xuất khẩu, nhu cầu địa phương và chi tiêu của chính phủ cho cơ sở hạ tầng.
Theo Moody’s, Ấn Độ sẽ duy trì chính sách hiện hành sau cuộc tổng tuyển cử và tiếp tục tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng cũng như khuyến khích đầu tư của khu vực tư nhân. Ngoài ra, Moody’s nhận định dòng vốn đổ vào danh mục đầu tư mạnh hơn có thể xuất hiện ở các nền kinh tế Ấn Độ và ASEAN do các chỉ số tín nhiệm doanh nghiệp mạnh mẽ và mức định giá hấp dẫn.
Ở chiều ngược lại, các tổ chức tài chính quốc tế nêu những “điểm tối” trong bức tranh kinh tế toàn cầu. WB dự báo kinh tế khu vực Mỹ Latin và Caribe sẽ suy giảm -1,8% trong năm nay và hồi phục đạt mức tăng 2,7% năm 2025, trong đó tình hình Argentina là đáng quan ngại nhất. WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2024 của Argentina xuống -3,5%, giảm so mức -2,8% đưa ra hồi tháng 4.
Viện Thống kê và Điều tra Argentina (INDEC) cho biết trong quý I/2024, GDP của nền kinh tế lớn thứ ba Mỹ Latin giảm -5,3% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi giảm -1,9% năm 2023. Các hoạt động sản xuất của Argentina đều suy giảm trong 5 tháng đầu năm, loại trừ ngành nông nghiệp. Tuy vậy, WB vẫn bày tỏ lạc quan về khả năng phục hồi của Xứ sở Tango năm 2025, với mức tăng trưởng 5%, sau khi kinh tế vĩ mô được cân bằng, thị trường ổn định và lạm phát được kiểm soát.
Theo Nhân Dân
Tin cùng chuyên mục
- Châu Âu trải qua 5 mùa hè nóng nhất trong 2 thập kỷ 20.07.2022 | 11:00 AM
- 10 năm sau thảm họa kép tại Nhật Bản: Nỗi đau vẫn còn 11.03.2021 | 09:43 AM
- Bạo loạn tại nhà Quốc hội - Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về hình ảnh và vị thế nước Mỹ 10.01.2021 | 14:37 PM
- 4 kịch bản bất ngờ sau ngày bầu cử Mỹ 03.11.2020 | 15:02 PM
- Đông Nam Á chạy đua đón đầu tư Mỹ 12.06.2020 | 08:49 AM
- Người Mỹ trong vòng xoáy của “cơn bão kép” 03.06.2020 | 09:29 AM
- Hành trình Covid-19 lây nhiễm toàn cầu và vượt mốc 1 triệu người mắc 04.04.2020 | 09:51 AM
- Lý giải nguyên nhân khiến dịch Covid-19 lây lan nhanh ở châu Âu 11.03.2020 | 17:27 PM
- Những thay đổi với cuộc sống người dân EU và Anh trong ngày 1/2 31.01.2020 | 13:59 PM
- Nhìn lại thế giới 2019: Các xu hướng chiến lược ở châu Phi 24.12.2019 | 15:59 PM
Xem tin theo ngày
- Khởi công xây dựng nhà máy sản xuất rượu soju tại khu công nghiệp Liên Hà Thái
- Cộng đồng doanh nghiệp thi đua đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh ngay từ đầu xuân mới
- Thủ tướng đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025
- Đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường làm việc với UBND tỉnh
- Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy và các đồng chí lãnh đạo tỉnh: Dự lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” xuân Ất Tỵ năm 2025
- Đồng chí Đỗ Đức Duy, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh
- Thành phố Thái Bình: Phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” xuân Ất Tỵ
- Ra sức thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng tỉnh Thái Bình ngày càng phát triển, văn minh, giàu đẹp
- Tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và các anh hùng liệt sĩ