Mỹ Latin “kẹt” trong bẫy tăng trưởng thấp
“Nghiên cứu kinh tế về Mỹ Latin và Caribe 2024” của CEPAL ước tính, các nền kinh tế ở Nam Mỹ sẽ chỉ tăng trưởng 1,5% trong năm nay, trong khi khu vực Caribe sẽ tăng trưởng 2,6%, Trung Mỹ và Mexico là 2,2%. Các chuyên gia của CEPAL hy vọng đến năm 2025, kinh tế trung bình của toàn khu vực sẽ khởi sắc và dự kiến tăng trưởng 2,3%, chủ yếu nhờ tăng trưởng GDP của khu vực Nam Mỹ.
Theo CEPAL, các quốc gia được dự báo tăng trưởng mạnh nhất trong năm nay là Paraguay với 3,8%, Uruguay 3,6%, Venezuela 5%, Costa Rica 4%, Honduras 3,8% và Cộng hòa Dominicana 5,2%. Trong khi đó, GDP của Argentina và Haiti sẽ giảm. CEPAL duy trì dự báo tăng trưởng của Brazil, nền kinh tế lớn nhất khu vực, ở mức 2,3%, và Colombia là 1,3%.
Thách thức từ thị trường việc làm
Các chuyên gia chỉ rõ tác động của bẫy tăng trưởng thấp đối với việc làm ở Mỹ Latin và Caribe. Tốc độ tăng trưởng và tạo việc làm ở nhiều góc độ có mối quan hệ chặt chẽ. Từ năm 2014 đến năm 2023, mức tăng trưởng trung bình về số người có việc làm trong khu vực là 1,3%, bằng một phần ba so với mức tăng được ghi nhận vào những năm 1970 (3,9%). Tương tự, năng suất lao động năm 2024 ước tính sẽ thấp hơn mức ghi nhận năm 1980. Đáng chú ý, tăng trưởng về việc làm của khu vực Mỹ Latin và Caribe chủ yếu là việc làm phi chính thức, nhất là ở lao động nữ.
Ước tính 52% số người có việc làm ở khu vực này là làm việc phi chính thức. Khoảng hơn 74% số việc làm phi chính thức tập trung ở các lĩnh vực có năng suất thấp như xây dựng, thương mại, vận tải, du lịch và dịch vụ. Đây là một trong những thách thức lao động tồn tại ở Mỹ Latin. Điều kiện làm việc phi chính thức ảnh hưởng tới 50% người lao động trong khu vực và mặc dù đã có tiến bộ, nhưng vẫn là một thách thức dai dẳng.
Các lao động nữ và người lao động trẻ tuổi trong các lĩnh vực chính thức tại Mỹ Latin và Caribe đang phải đối mặt với nguy cơ bị thay thế bởi AI tạo sinh. Đây là một gánh nặng tiềm ẩn đối với người lao động tại khu vực vốn được xem là bất bình đẳng nhất thế giới do có nhiều việc làm lương thấp. Nhìn chung, từ 26% đến 38% số việc làm ở khu vực Mỹ Latin và Caribe có thể chịu tác động do AI tạo sinh. |
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã đưa ra một chiến lược nhằm giải quyết vấn đề này thông qua phát triển năng suất, việc làm và kỹ năng, bảo trợ xã hội cũng như tuân thủ các quyền lao động với khung chính sách lồng ghép tập trung vào bình đẳng giới.
Chiến lược chính thức hóa cho khu vực Mỹ Latin và Caribe, được thực hiện từ năm 2024 đến năm 2030, nhằm cấu trúc và tăng cường hành động của tổ chức này hướng tới việc làm bền vững và công bằng xã hội. Tình trạng phi chính thức trong khu vực, bao gồm cả việc làm phi chính thức và các đơn vị kinh tế phi chính thức, là những vấn đề đòi hỏi một cách tiếp cận toàn diện, bên cạnh việc thúc đẩy một môi trường thuận lợi cho chính thức hóa và phát triển bền vững.
Chuyển đổi sang nền kinh tế chính thức là một thách thức lớn trong thế giới việc làm ở Mỹ Latin và Caribe. Bên cạnh đó, chuyển đổi số, biến đổi khí hậu và hoạt động bất hợp pháp mang lại nhiều thách thức cũng như cơ hội đan xen. Nếu không đầu tư vào việc thích ứng và giảm hậu quả của biến đổi khí hậu, ước tính khoảng 43 triệu việc làm có thể bị mất. Theo một báo cáo do ILO và Ngân hàng Thế giới (WB) công bố, trí tuệ nhân tạo (AI) đang tác động đến thị trường việc làm ở Mỹ Latin và Caribe, theo đó từ 2 đến 5% số việc làm tại khu vực này có thể trở thành các công việc được tự động hóa hoàn toàn.
Các lao động nữ và người lao động trẻ tuổi trong các lĩnh vực chính thức tại Mỹ Latin và Caribe đang phải đối mặt với nguy cơ bị thay thế bởi AI tạo sinh. Đây là một gánh nặng tiềm ẩn đối với người lao động tại khu vực vốn được xem là bất bình đẳng nhất thế giới do có nhiều việc làm lương thấp. Nhìn chung, từ 26% đến 38% số việc làm ở khu vực Mỹ Latin và Caribe có thể chịu tác động do AI tạo sinh.
Khủng hoảng phát triển
Mỹ Latin và Caribe được đánh giá đang trong cuộc “khủng hoảng phát triển” với hàng loạt vấn đề, trong đó có tăng trưởng thấp, bất bình đẳng cao, gắn kết xã hội thấp và năng lực quản trị kém. Cuộc khủng hoảng Covid-19, các cuộc xung đột trên toàn cầu và biến đổi khí hậu, đã làm trầm trọng hơn tình trạng nghèo đói tại Mỹ Latin. Căn cứ vào chuẩn nghèo áp dụng cho quốc gia thu nhập trung bình là 6,85 USD/người/ngày của WB, hiện cứ 4 người dân ở Mỹ Latin và Caribe, có 1 người được coi là nghèo.
WB ước tính GDP của Mỹ Latin sẽ tăng 1,8% trong năm 2024, thấp hơn so với mức 2,6% trung bình toàn cầu. Tốc độ tăng trưởng thấp và trung bình tại Mỹ Latin gây khó khăn cho quá trình giảm nghèo và nâng cao năng suất ở các quốc gia trong khu vực. Theo một báo cáo nghiên cứu mới đây của WB, 25% dân số khu vực Mỹ Latin và Caribe sống trong các hộ gia đình nghèo và xu hướng giảm nghèo ở khu vực đã chậm lại trong chín năm qua. Chuyên gia cấp cao của WB Luis Felipe López-Calva khẳng định tầm quan trọng của việc giảm tình trạng bất bình đẳng trong quá trình thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng như thúc đẩy nỗ lực chống đói nghèo ở Mỹ Latin và Caribe.
Trong khi đó, động lực nhân khẩu học của Mỹ Latin đã thay đổi đáng kể cùng với tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử vong giảm nhanh chóng. Ở hầu hết các nước trong khu vực, nhóm tuổi có tỷ lệ tham gia lực lượng lao động cao nhất là thanh niên, điều này có thể tạo ra áp lực lớn hơn cho thị trường lao động. Thêm vào đó, tốc độ tăng trưởng lực lượng lao động năm 2050 sẽ lớn hơn tốc độ tăng dân số và việc thu hút thêm lao động sẽ tiếp tục là thách thức lớn đối với thị trường lao động trong khu vực.
Những căng thẳng địa chính trị và thương mại được dự báo cũng sẽ tác động xấu đến quỹ đạo tăng trưởng của Mỹ Latin và Caribe. Trước những tác động tiêu cực từ thị trường việc làm, cũng như tình hình địa chính trị ở khu vực và thế giới, Thư ký điều hành CEPAL José Manuel Salazar-Xirinachs kêu gọi các nước Mỹ Latin và Caribe cần xây dựng các chính sách góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chấm dứt tình trạng bất bình đẳng xã hội.
Ông đưa ra khuyến nghị nêu bật sự cần thiết phải tăng cường các chính sách phát triển năng suất đi kèm với chính sách kinh tế vĩ mô, lao động, thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu để giải quyết bẫy tăng trưởng thấp. Theo người đứng đầu CEPAL, thoát bẫy tăng trưởng thấp, thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ là nhiệm vụ hàng đầu của khu vực nhằm ứng phó những thách thức về môi trường, xã hội và lao động.
Theo Nhân Dân
Tin cùng chuyên mục
- Châu Âu trải qua 5 mùa hè nóng nhất trong 2 thập kỷ 20.07.2022 | 11:00 AM
- 10 năm sau thảm họa kép tại Nhật Bản: Nỗi đau vẫn còn 11.03.2021 | 09:43 AM
- Bạo loạn tại nhà Quốc hội - Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về hình ảnh và vị thế nước Mỹ 10.01.2021 | 14:37 PM
- 4 kịch bản bất ngờ sau ngày bầu cử Mỹ 03.11.2020 | 15:02 PM
- Đông Nam Á chạy đua đón đầu tư Mỹ 12.06.2020 | 08:49 AM
- Người Mỹ trong vòng xoáy của “cơn bão kép” 03.06.2020 | 09:29 AM
- Hành trình Covid-19 lây nhiễm toàn cầu và vượt mốc 1 triệu người mắc 04.04.2020 | 09:51 AM
- Lý giải nguyên nhân khiến dịch Covid-19 lây lan nhanh ở châu Âu 11.03.2020 | 17:27 PM
- Những thay đổi với cuộc sống người dân EU và Anh trong ngày 1/2 31.01.2020 | 13:59 PM
- Nhìn lại thế giới 2019: Các xu hướng chiến lược ở châu Phi 24.12.2019 | 15:59 PM
Xem tin theo ngày
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Đồng chí Nguyễn Khắc Định, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội: Tiếp xúc cử tri tại huyện Quỳnh Phụ, Hưng Hà
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, nhiệm kỳ 2020 - 2025
- Cử tri quan tâm đến việc xây dựng nhà máy xử lý rác thải công nghệ cao
- Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV: Xem xét, quyết định nhiều vấn đề quan trọng, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách, khơi thông nguồn lực phát triển
- Trên 1,3 triệu đại biểu tham dự hội nghị triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII
- Bế mạc kỳ họp thứ tám Quốc hội khoá XV
- Trao giải thưởng Lương Định Của lần thứ XIX năm 2024 cho 36 thanh niên xuất sắc tiêu biểu
- Thông báo dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Kết luận số 21-KL/TW
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ