Tương lai mịt mù của Afghanistan
Mới đây, chính quyền Taliban ở Afghanistan tổ chức cuộc diễu binh tại sân bay Bagram, nhằm kỷ niệm ba năm ngày Taliban trở lại nắm quyền sau khi Mỹ rút quân khỏi Afghanistan năm 2021.
Cho đến nay, chính quyền Taliban vẫn chưa nhận được sự công nhận của cộng đồng quốc tế, đồng thời bị chỉ trích vì những biện pháp hạn chế đối với phụ nữ và trẻ em gái.
Báo cáo của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) cho biết, ít nhất 1,4 triệu trẻ em gái ở Afghanistan không được đi học cấp hai kể từ khi lực lượng Taliban trở lại nắm quyền.
Dựa trên cách giải thích hà khắc về luật Hồi giáo, chính quyền Taliban cấm trẻ em gái tiếp cận giáo dục sau lớp sáu. Tuy vậy, số lượng học sinh tiểu học ở Afghanistan cũng giảm đáng kể. Năm 2022, nước này có 5,7 triệu trẻ em gái và trẻ em trai học tiểu học, giảm 1,1 triệu em so với năm 2019.
Afghanistan là quốc gia duy nhất trên thế giới không cho phép trẻ em gái tiếp tục đến trường sau bậc tiểu học. |
Tình trạng này được UNESCO lý giải là do Taliban cấm giáo viên nữ dạy học sinh nam, hoặc do các bậc phụ huynh phải xoay xở với gánh nặng tài chính trong bối cảnh tình hình kinh tế ngày càng khó khăn. Afghanistan là quốc gia duy nhất trên thế giới không cho phép trẻ em gái tiếp tục đến trường sau bậc tiểu học.
Những tia hy vọng về một tương lai bớt u ám hơn cho người dân Afghanistan vẫn rất mong manh. Nhiều vòng đàm phán về tình hình quốc gia Nam Á đã được Liên hợp quốc tổ chức, song đại diện chính quyền Taliban không tham dự.
Vòng đàm phán gần đây nhất diễn ra vào cuối tháng 6/2024 đã có bước khởi sắc khi lần đầu tiên có sự tham gia của đại diện Taliban, nhưng không đạt được kết quả nào về vấn đề quyền của phụ nữ và trẻ em gái, trong khi đây lại là vấn đề gây nhức nhối lâu nay, trở thành nguyên nhân hàng đầu khiến nguồn viện trợ nước ngoài cho Afghanistan bị gián đoạn.
Ðã có nhiều lời kêu gọi thế giới "đừng lãng quên" tình hình ở Afghanistan, nơi phụ nữ và trẻ em gái đang bị gạt ra ngoài lề xã hội bởi các chính sách khước từ những quyền cơ bản của họ. Ðiều này đặc biệt cần được nêu cao khi các nước trên thế giới đang hướng sự chú ý tới nhiều cuộc khủng hoảng trầm trọng khác.
Hơn 50 lệnh cấm có ảnh hưởng đến phụ nữ đã được Taliban ban hành kể từ khi lên nắm quyền, bao gồm cấm phụ nữ tham gia công việc của chính phủ, kiểm soát trang phục họ được phép mặc và cấm phụ nữ ra khỏi thành phố một mình…
Hơn 50 lệnh cấm có ảnh hưởng đến phụ nữ đã được Taliban ban hành kể từ khi lên nắm quyền, bao gồm cấm phụ nữ tham gia công việc của chính phủ, kiểm soát trang phục họ được phép mặc và cấm phụ nữ ra khỏi thành phố một mình… |
Một nền kinh tế không thể vận hành ổn định nếu thiếu sự tham gia của lực lượng lao động nữ. Nền kinh tế phụ thuộc vào nông nghiệp của Afghanistan ngày càng sa sút do tác động của biến đổi khí hậu với các trận lũ lụt, động đất.
Theo Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), 69% dân số Afghanistan phải chật vật trước tình trạng thiếu các loại nhu yếu phẩm. Tổ chức Save the Children cảnh báo, trong năm 2024, khoảng 6,5 triệu trẻ em Afghanistan sẽ phải đối mặt với nạn đói ở mức độ nghiêm trọng, do ảnh hưởng của lũ lụt và hạn hán.
Afghanistan nằm trong số những nước có tỷ lệ sản phụ tử vong cao nhất trên thế giới. Về giáo dục, UNESCO lo ngại rằng tỷ lệ bỏ học ngày càng lớn ở trẻ em có thể dẫn đến gia tăng lao động trẻ em và tảo hôn.
Hãng AP nhận định, Afghanistan đã chứng kiến một số thay đổi tích cực dưới thời Taliban cầm quyền, nổi bật là tình trạng an ninh bất ổn đã được khắc phục, nhưng vẫn còn rất nhiều điều đáng để quan ngại về kinh tế-xã hội, nhân đạo.
Ðến nay, chưa có dấu hiệu nào cho thấy Taliban sẽ từ bỏ những chính sách cứng rắn với phụ nữ và trẻ em gái. Quốc gia Nam Á này rất cần sự quan tâm, bền bỉ thúc đẩy của cộng đồng quốc tế để có thể đi đến những thay đổi quan trọng, hướng tới bảo đảm và tôn trọng quyền của người dân.
Theo Nhân Dân
Tin cùng chuyên mục
- Châu Âu trải qua 5 mùa hè nóng nhất trong 2 thập kỷ 20.07.2022 | 11:00 AM
- 10 năm sau thảm họa kép tại Nhật Bản: Nỗi đau vẫn còn 11.03.2021 | 09:43 AM
- Bạo loạn tại nhà Quốc hội - Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về hình ảnh và vị thế nước Mỹ 10.01.2021 | 14:37 PM
- 4 kịch bản bất ngờ sau ngày bầu cử Mỹ 03.11.2020 | 15:02 PM
- Đông Nam Á chạy đua đón đầu tư Mỹ 12.06.2020 | 08:49 AM
- Người Mỹ trong vòng xoáy của “cơn bão kép” 03.06.2020 | 09:29 AM
- Hành trình Covid-19 lây nhiễm toàn cầu và vượt mốc 1 triệu người mắc 04.04.2020 | 09:51 AM
- Lý giải nguyên nhân khiến dịch Covid-19 lây lan nhanh ở châu Âu 11.03.2020 | 17:27 PM
- Những thay đổi với cuộc sống người dân EU và Anh trong ngày 1/2 31.01.2020 | 13:59 PM
- Nhìn lại thế giới 2019: Các xu hướng chiến lược ở châu Phi 24.12.2019 | 15:59 PM
Xem tin theo ngày
- Ngày làm việc thứ ba và phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
- UBND tỉnh: Họp nghe báo cáo tiến độ một số công trình, dự án trọng điểm
- Tập trung nắm chắc tình hình, chăm lo thiết thực cho đời sống nhân dân.
- Họp Tiểu ban Tổng kết công tác kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh phục vụ Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Quyết tâm xây dựng Thái Bình thực sự là địa chỉ tin cậy, hấp dẫn nhà đầu tư
- UBND tỉnh nghe và cho ý kiến về một số nội dung
- Khắc phục khó khăn do thiên tai, tăng tốc triển khai các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải
- Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy thăm, tặng quà thiếu niên, nhi đồng nhân dịp tết Trung thu
- Đồng chí Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh thăm, tặng quà thiếu nhi huyện Hưng Hà nhân dịp tết Trung thu
- Đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh thăm, tặng quà thiếu nhi xã Tân Hòa nhân dịp tết Trung thu