Cơ hội nâng cao vị thế của các quốc đảo Thái Bình Dương
Hội nghị cấp cao Diễn đàn các quốc đảo Thái Bình Dương (PIF) lần thứ 53, đang diễn ra tại Tonga, là cơ hội để PIF vạch ra tầm nhìn chung trên con đường phát triển, đồng thời khẳng định tiếng nói trong giải quyết các vấn đề toàn cầu.
Với vị thế quan trọng trên “bàn cờ chiến lược” thế giới, các quốc đảo Thái Bình Dương có sức hút ngày càng lớn. Giữa tháng 7 vừa qua, Nhật Bản chủ trì Hội nghị các nhà lãnh đạo các quốc đảo Thái Bình Dương lần thứ 10, sự kiện được đánh giá là dịp để Tokyo mở rộng tầm ảnh hưởng. |
Hội nghị cấp cao PIF lần thứ 53 được kỳ vọng sẽ góp phần tháo gỡ những nút thắt trong tiến trình phát triển của các quốc đảo. Hội nghị năm nay thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận quốc tế, khi quy tụ sự tham dự của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, hơn 1.000 đại biểu quốc tế, cùng chương trình nghị sự đề cập hàng loạt vấn đề nóng tại khu vực như phục hồi kinh tế, bảo đảm an ninh, xử lý vấn nạn buôn bán ma túy xuyên quốc gia, huy động tài chính khí hậu, bảo vệ môi trường.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Tổng Thư ký PIF, cựu Tổng thống Nauru Baron Waqa nhấn mạnh, hội nghị được tổ chức vào thời điểm quan trọng trong lịch sử khu vực, khi các quốc đảo Thái Bình Dương đứng ở vị trí trung tâm của lợi ích địa chính trị toàn cầu.
Với vị thế quan trọng trên “bàn cờ chiến lược” thế giới, các quốc đảo Thái Bình Dương có sức hút ngày càng lớn. Giữa tháng 7 vừa qua, Nhật Bản chủ trì Hội nghị các nhà lãnh đạo các quốc đảo Thái Bình Dương lần thứ 10, sự kiện được đánh giá là dịp để Tokyo mở rộng tầm ảnh hưởng.
Trong khi đó, Washington cũng nỗ lực thắt chặt mối liên kết với khu vực thông qua hàng loạt bước đi chiến lược như tổ chức Hội nghị cấp cao Mỹ-PIF, thiết lập quan hệ ngoại giao với 2 quốc đảo là quần đảo Cook và Niue, liên tiếp mở các đại sứ quán mới ở Solomon, Tonga và mới đây nhất là Vanuatu.
Tổng thống Mỹ Joe Biden từng nhấn mạnh, các quốc đảo Thái Bình Dương có tiếng nói quan trọng định hình thế giới trong những thập niên tới và đó là lý do Washington ưu tiên tăng cường hợp tác với khu vực. Australia, New Zealand, Ấn Độ, Anh… cũng nỗ lực để không chậm chân trong cuộc chiến giành ảnh hưởng này.
Sự quan tâm, hỗ trợ của cộng đồng quốc tế là cơ hội để các quốc đảo thu hút viện trợ nhằm phát triển kinh tế và giải quyết mối đe dọa lớn nhất đối với khu vực là biến đổi khí hậu. Đứng nơi “đầu sóng ngọn gió”, các quốc đảo phải gánh chịu những tổn thất nặng nề nhất của tình trạng Trái đất nóng lên.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nêu rõ, dù khu vực Thái Bình Dương chỉ tạo ra 0,02% lượng khí thải các-bon toàn cầu, nhưng các quốc đảo trong khu vực đang đứng ở tuyến đầu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, khi phải ứng phó nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, từ bão nhiệt đới mạnh đến những đợt nắng nóng kỷ lục.
Đó cũng là cuộc chiến sinh tồn khi mực nước biển Thái Bình Dương đang dâng nhanh hơn mức trung bình toàn cầu, đe dọa cuộc sống của hàng triệu người dân, thậm chí đặt một số khu vực trước nguy cơ bị hủy diệt. Các nhà khoa học cảnh báo, Tuvalu có thể gần như bị xóa sổ hoàn toàn khỏi bản đồ trong vòng 30 năm tới.
Mặc dù là nạn nhân chính, song thời gian qua, khoản hỗ trợ nhỏ giọt từ các nước lớn không đủ để khu vực này chống chọi những thảm họa thiên nhiên. Tài chính khí hậu tiếp tục là bài toán nan giải khi mục tiêu huy động 500 triệu USD cho Quỹ phục hồi Thái Bình Dương (PRF) vào năm 2026 đang có nguy cơ bị bỏ lỡ.
PRF được đề xuất nhằm giúp các quốc đảo Thái Bình Dương dễ dàng tiếp cận nguồn tài chính cho những dự án thích ứng biến đổi khí hậu, phòng ngừa và ứng phó sớm với thảm họa. Vì vậy, các chuyên gia cho rằng, hội nghị tại Tonga là cơ hội để các quốc đảo kêu gọi sự chung tay của cộng đồng quốc tế, nhất là trong việc triển khai PRF, đồng thời khẳng định vai trò mạnh mẽ hơn trong giải quyết các vấn đề toàn cầu.
Giới phân tích kỳ vọng, với quyết tâm của các nước trong khu vực cùng sự hỗ trợ tích cực hơn từ cộng đồng quốc tế, Hội nghị cấp cao PIF lần thứ 53 sẽ mở ra một chương mới tươi sáng hơn trên tiến trình phát triển của các quốc đảo Thái Bình Dương.
Theo Nhân Dân
Tin cùng chuyên mục
- Châu Âu trải qua 5 mùa hè nóng nhất trong 2 thập kỷ 20.07.2022 | 11:00 AM
- 10 năm sau thảm họa kép tại Nhật Bản: Nỗi đau vẫn còn 11.03.2021 | 09:43 AM
- Bạo loạn tại nhà Quốc hội - Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về hình ảnh và vị thế nước Mỹ 10.01.2021 | 14:37 PM
- 4 kịch bản bất ngờ sau ngày bầu cử Mỹ 03.11.2020 | 15:02 PM
- Đông Nam Á chạy đua đón đầu tư Mỹ 12.06.2020 | 08:49 AM
- Người Mỹ trong vòng xoáy của “cơn bão kép” 03.06.2020 | 09:29 AM
- Hành trình Covid-19 lây nhiễm toàn cầu và vượt mốc 1 triệu người mắc 04.04.2020 | 09:51 AM
- Lý giải nguyên nhân khiến dịch Covid-19 lây lan nhanh ở châu Âu 11.03.2020 | 17:27 PM
- Những thay đổi với cuộc sống người dân EU và Anh trong ngày 1/2 31.01.2020 | 13:59 PM
- Nhìn lại thế giới 2019: Các xu hướng chiến lược ở châu Phi 24.12.2019 | 15:59 PM
Xem tin theo ngày
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại Trường Tiểu học và THCS Đông Vinh