Xung đột tại CHDC Congo: Tổng Thư ký Liên hợp quốc cảnh báo về nguy cơ chiến tranh khu vực
Người tị nạn tại tỉnh Bắc Kivu, Cộng hòa Dân chủ Congo ngày 23/1. (Ảnh: THX/TTXVN)
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm 15/2 đã yêu cầu sự "toàn vẹn lãnh thổ" của Cộng hòa Dân chủ Congo phải được tôn trọng và tránh một cuộc chiến tranh khu vực.
Phát biểu trên được ông Guterres đưa ra tại một hội nghị thượng đỉnh châu Phi diễn ra một ngày sau khi các chiến binh M23 được cho là do nước Rwanda láng giềng hậu thuẫn chiếm giữ thủ phủ tỉnh thứ hai của Cộng hòa Dân chủ Congo.
Với áp lực quốc tế ngày càng tăng, cuộc xung đột này được cho là sẽ chi phối hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Phi, khai mạc tại thủ đô Addis Ababa của Ethiopia vào sáng 15/2.
Sau khi đánh bại quân đội Congo để chiếm thủ phủ quan trọng của tỉnh Goma ở Bắc Kivu vào tháng trước, M23 đã tiến vào tỉnh Nam Kivu lân cận.
Nhóm này đã chiếm một sân bay quan trọng ở đó trước khi tiến vào thành phố Bukavu mà không gặp quá nhiều sự kháng cự.
Ông Guterres cho rằng, cuộc giao tranh đang diễn ra ở Nam Kivu đe dọa đẩy toàn bộ khu vực xuống vực thẳm, đồng thời thúc giục đối thoại để tránh leo thang căng thẳng ở cấp khu vực bằng mọi giá, "không đưa ra giải pháp quân sự" cũng như chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Cộng hòa Dân chủ Congo phải được tôn trọng.
Liên minh châu Phi đã bị chỉ trích vì cách tiếp cận rụt rè trước nguy cơ xảy ra xung đột khu vực. Các nhà lãnh đạo AU đại diện cho khoảng 1,5 tỷ người trong một cơ quan mà các nhà quan sát từ lâu đã coi là không hiệu quả.
Về phần mình, Liên minh châu Âu cho biết rằng họ đang khẩn trương xem xét mọi phương án sau tin tức từ Bukavu.
Ông Guterres nhấn mạnh trong một cuộc họp báo sau đó rằng châu Phi là "chìa khóa để giải quyết vấn đề". Một cuộc họp của Hội đồng Hòa bình và An ninh của AU dành riêng cho cuộc xung đột đã diễn ra vào tối 14/2 nhưng cả hai tổng thống của Cộng hòa Dân chủ Congo và Rwanda đều không tham dự.
AU gồm 55 quốc gia đang họp khi châu Phi phải đối mặt với một cuộc xung đột tàn khốc khác ở Sudan và sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cắt giảm viện trợ phát triển của Mỹ, đặc biệt các khoản dành cho châu lục này.
Tổng thống Angola Joao Lourenco, người tham gia vào nhiều năm hòa giải giữa Cộng hòa Dân chủ Congo và Rwanda, đã tiếp quản chức chủ tịch luân phiên AU trong phiên họp hôm 15/2, và cùng ngày, các nhà lãnh đạo cũng đã bỏ phiếu để bầu ông Mahmoud Ali Youssouf của Dijbouti làm chủ tịch mới của Ủy ban điều hành AU.
Theo Nhân Dân
Tin cùng chuyên mục
- Châu Âu trải qua 5 mùa hè nóng nhất trong 2 thập kỷ 20.07.2022 | 11:00 AM
- 10 năm sau thảm họa kép tại Nhật Bản: Nỗi đau vẫn còn 11.03.2021 | 09:43 AM
- Bạo loạn tại nhà Quốc hội - Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về hình ảnh và vị thế nước Mỹ 10.01.2021 | 14:37 PM
- 4 kịch bản bất ngờ sau ngày bầu cử Mỹ 03.11.2020 | 15:02 PM
- Đông Nam Á chạy đua đón đầu tư Mỹ 12.06.2020 | 08:49 AM
- Người Mỹ trong vòng xoáy của “cơn bão kép” 03.06.2020 | 09:29 AM
- Hành trình Covid-19 lây nhiễm toàn cầu và vượt mốc 1 triệu người mắc 04.04.2020 | 09:51 AM
- Lý giải nguyên nhân khiến dịch Covid-19 lây lan nhanh ở châu Âu 11.03.2020 | 17:27 PM
- Những thay đổi với cuộc sống người dân EU và Anh trong ngày 1/2 31.01.2020 | 13:59 PM
- Nhìn lại thế giới 2019: Các xu hướng chiến lược ở châu Phi 24.12.2019 | 15:59 PM
Xem tin theo ngày
-
Quyết tâm, hành động quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025
- Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh lần thứ nhất
- Công bố nghị quyết, quyết định thành lập các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và công tác cán bộ
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất thông qua 5 nghị quyết
- Bế mạc kỳ họp bất thường lần thứ chín, Quốc hội khóa XV
- Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị triển khai cuộc kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình
- UBND tỉnh làm việc với các nhà đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Kỳ họp bất thường lần thứ chín: Quốc hội xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng
- Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội