Nhu cầu cấp thiết của Sudan
Trong bối cảnh hơn 30 triệu người trên khắp Sudan đang cần được bảo vệ và hỗ trợ, những lời kêu gọi khẩn thiết lại vang lên nhằm huy động mọi nguồn lực để giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo đang có nguy cơ lan rộng ra khu vực.
Theo Văn phòng điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA), cuộc xung đột kéo dài khiến hơn 12 triệu người, khoảng một phần tư dân số Sudan, bị buộc phải di dời. Trong đó, khoảng 3,3 triệu người phải chạy nạn sang các nước láng giềng. |
Vốn bị bạo lực tàn phá trong nhiều thập kỷ, Sudan lại tiếp tục hứng chịu các cuộc khủng hoảng khi xung đột nổ ra giữa Lực lượng vũ trang Sudan (SAF) và Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) từ tháng 4/2023.
Theo Văn phòng điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA), cuộc xung đột kéo dài khiến hơn 12 triệu người, khoảng một phần tư dân số Sudan, bị buộc phải di dời. Trong đó, khoảng 3,3 triệu người phải chạy nạn sang các nước láng giềng.
Ngay cả khi đã rời bỏ nhà cửa, nhiều người dân Sudan cũng không thể tìm được một nơi nương náu yên ổn. OCHA vừa qua bày tỏ quan ngại sâu sắc trước sự gia tăng của các cuộc tấn công nhằm vào trại Zamzam, nơi đang tiếp nhận hàng trăm nghìn người, ở bang Bắc Darfur. Cũng theo OCHA, ở những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của xung đột, chưa đến một phần tư các cơ sở y tế còn hoạt động. Trong khi đó, hơn 25 triệu người ở Sudan đang phải đối mặt tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng.
Trong bối cảnh nhu cầu nhân đạo ngày càng cấp thiết, Hội nghị cấp cao về nhân đạo cho người dân Sudan được tổ chức bên lề Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Phi (AU) tại Thủ đô Addis Ababa của Ethiopia. Tại hội nghị, các lãnh đạo, giới chức Ethiopia, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), AU và Cơ quan liên chính phủ về phát triển (IGAD) khẳng định lại cam kết phối hợp nhằm giảm bớt sự đau khổ của người dân Sudan.
Nhấn mạnh mối quan hệ sâu sắc giữa hai nước láng giềng, Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed khẳng định sự đoàn kết đối với người dân Sudan trong thời điểm đầy khó khăn. Ông Abiy Ahmed cũng nêu rõ cam kết của Ethiopia đối với sự ổn định và hợp tác ở khu vực, nhất là trong việc giải quyết các thách thức nhân đạo.
Hội nghị ở Addis Ababa kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường viện trợ nhân đạo cho Sudan bởi những nhu cầu thiết yếu của người dân nơi đây vẫn chưa được đáp ứng. Hội nghị cũng kêu gọi các bên trong cuộc xung đột bảo đảm quyền tiếp cận viện trợ an toàn và không bị cản trở, đồng thời bảo vệ nhân viên cứu trợ và các cơ sở nhân đạo.
Khi tháng lễ Ramadan của người Hồi giáo đang đến gần, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao UAE Sheikh Shakhboot Nahyan Al Nahyan kêu gọi các bên tại Sudan ngừng bắn ngay lập tức. Nếu được thực hiện, điều này có thể mở đường cho các cuộc đối thoại nhằm giải quyết những nguyên nhân gốc rễ của cuộc xung đột.
Tại hội nghị vừa qua, các quốc gia tham dự đưa ra những cam kết nhằm góp phần hạn chế những tác động của cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Sudan. Theo đó, UAE sẽ cung cấp thêm 200 triệu USD, nâng tổng viện trợ lên hơn 600 triệu USD kể từ khi xung đột bùng phát. Ethiopia, Kenya cũng sẽ đóng góp lần lượt là 15 triệu USD và 1 triệu USD nhằm hỗ trợ người dân Sudan.
Dù phần nào cho thấy sự đoàn kết của cộng đồng quốc tế đối với Sudan, song những cam kết nêu trên vẫn chưa thấm vào đâu bởi nhu cầu nhân đạo dành cho người dân nước này ước tính lên tới 6 tỷ USD trong năm nay.
Đây được xem là con số cần thiết để Liên hợp quốc cùng các đối tác tiến hành Kế hoạch ứng phó và nhu cầu nhân đạo của Sudan và Kế hoạch ứng phó người tị nạn Sudan năm 2025 dự định được khởi động trong tuần này. Hai kế hoạch trong năm nay hướng tới gần 26 triệu người đang cần được hỗ trợ nhất, phần lớn tại Sudan và ở các nước đón nhận người tị nạn.
Tham dự hội nghị ở Addis Ababa, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cảnh báo về mức độ tàn khốc của cuộc khủng hoảng nhân đạo, đồng thời hối thúc cộng đồng quốc tế tăng cường nỗ lực viện trợ và ngoại giao, giúp người dân Sudan thoát khỏi “cơn ác mộng”.
Ông Guterres cho rằng cần phải ngăn chặn “dòng chảy” vũ khí và đạn dược vào Sudan, thứ đang khiến sự tàn phá và đổ máu tiếp diễn. Như lời kêu gọi của người đứng đầu Liên hợp quốc, chỉ có chấm dứt xung đột mới có thể mang lại một nền hòa bình lâu dài cho Sudan.
Theo Nhân Dân
Tin cùng chuyên mục
- Châu Âu trải qua 5 mùa hè nóng nhất trong 2 thập kỷ 20.07.2022 | 11:00 AM
- 10 năm sau thảm họa kép tại Nhật Bản: Nỗi đau vẫn còn 11.03.2021 | 09:43 AM
- Bạo loạn tại nhà Quốc hội - Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về hình ảnh và vị thế nước Mỹ 10.01.2021 | 14:37 PM
- 4 kịch bản bất ngờ sau ngày bầu cử Mỹ 03.11.2020 | 15:02 PM
- Đông Nam Á chạy đua đón đầu tư Mỹ 12.06.2020 | 08:49 AM
- Người Mỹ trong vòng xoáy của “cơn bão kép” 03.06.2020 | 09:29 AM
- Hành trình Covid-19 lây nhiễm toàn cầu và vượt mốc 1 triệu người mắc 04.04.2020 | 09:51 AM
- Lý giải nguyên nhân khiến dịch Covid-19 lây lan nhanh ở châu Âu 11.03.2020 | 17:27 PM
- Những thay đổi với cuộc sống người dân EU và Anh trong ngày 1/2 31.01.2020 | 13:59 PM
- Nhìn lại thế giới 2019: Các xu hướng chiến lược ở châu Phi 24.12.2019 | 15:59 PM
Xem tin theo ngày
-
Quyết tâm, hành động quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025
- Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh lần thứ nhất
- Công bố nghị quyết, quyết định thành lập các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và công tác cán bộ
- Kỳ họp HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để giải quyết công việc phát sinh đột xuất thông qua 5 nghị quyết
- Bế mạc kỳ họp bất thường lần thứ chín, Quốc hội khóa XV
- Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị triển khai cuộc kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình
- UBND tỉnh làm việc với các nhà đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình
- Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra một số tờ trình
- Kỳ họp bất thường lần thứ chín: Quốc hội xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng
- Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội