Châu Âu tung 1.300 tỷ USD kích thích kinh tế
Một dây chuyền sản xuất xe Volkswagen ở Wolfsburg (Đức).
Theo quyết định của cuộc họp Ban lãnh đạo ECB ngày 22/1/2015, ECB đã đề xuất một chương trình mua lại 50 tỷ Euro (58 tỷ USD) mỗi tháng bắt đầu từ tháng 3/2015 đến tháng 9/2016 để giúp kinh tế khu vực đồng euro thoát khỏi tình trạng giảm phát và yếu kém như hiện nay. ECB cũng quyết định giữ nguyên lãi suất trong Eurozone tại mức thấp kỷ lục là 0,05%. Mức này đã tồn tại từ tháng 9 năm ngoái.
Thông tin về việc ECB tung ra chương trình mua trái phiếu giúp chứng khoán đồng loạt tăng điểm, trong khi khiến vàng giảm dần tính hấp dẫn và chịu áp lực chốt lời. Việc ECB đưa ra gói kích thích kinh tế cũng có lợi cho kinh tế Mỹ, bởi châu Âu là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của Mỹ. Ngay sau khi thông tin này được đăng tải, phố Wall đã giữ được đà tăng vững sau những rung lắc trước đó.
Như vậy, sau nhiều tháng bóng gió về việc tăng cường kích thích kinh tế, phân tích, tìm hiểu và chuẩn bị trong khi tỷ lệ lạm phát tiếp tục suy giảm và gần đây nhất ở mức dưới 0%, Chủ tịch ECB Mario Draghi đã không còn lựa chọn nào khác ngoài việc công bố gói kich thích kinh tế khổng lồ này.
Giới phân tích đánh giá, một gói kích thích kinh tế lớn để tránh giảm phát về lâu dài có thể cải thiện khả năng tăng trưởng của EU, gián tiếp đem lại lợi ích cho kinh tế Đức. Nhưng về ngắn hạn, kinh tế Đức sẽ chịu những tổn thất nhất định và đây được xem là lý do Đức không nhượng bộ ECB trong việc tung ra gói kích thích kinh tế lần này. Nếu như ECB và Đức đứng cùng phe trong việc siết chặt tiền tệ năm 2012 thì giờ đây liên minh này đã tan rã và thậm chí ở những phía đối nghịch.
Ông Draghi cho rằng tỷ lệ lạm phát thấp đang dần trở thành một vấn đề nan giải đối với nền kinh tế khu vực EU, đe dọa tiềm năng tăng trưởng kinh tế của khu vực này. Lạm phát thấp có thể khiến “đóng băng” niềm tin mua sắm. Và đó là những triệu chứng đầu tiên của giảm phát, sự giảm giá trên diện rộng sẽ làm giảm lợi nhuận của các công ty, dẫn đến cắt giảm nhân sự hàng loạt và thất nghiệp. Đây chính là điều mà các chuyên gia cho rằng EU đang vướng vào cái bẫy trì trệ mà Nhật Bản phải trải qua suốt 2 thập kỷ nay.
Việc đồng euro suy yếu là tín hiệu tích cực hay tiêu cực, hiện giờ vẫn chưa có câu trả lời. Tuy nhiên, các nhà xuất khẩu châu Âu sẽ giành được lợi thế cạnh tranh đối với các đối thủ nước ngoài bởi các sản phẩm của họ sẽ rẻ hơn đối với những khách hàng thanh toán bằng đồng USD. Bên cạnh đó, việc này cũng góp phần thúc đẩy lạm phát - điều ECB khao khát nhất trong thời điểm hiện nay- bởi hàng hóa ngoại nhập có thể trở nên đắt đỏ hơn khi thanh toán bằng đồng Euro.
Trong bối cảnh giá dầu “rơi tự do”, đáng ra là tín hiệu tốt cho các doanh nghiệp châu Âu bởi giá thành sản xuất của các nhà máy cũng sẽ giảm theo. Người tiêu dùng cũng sẽ được lợi khi tiết kiệm được kha khá chi phí chất đốt và dành tiền vào mua sắm những mặt hàng khác. Tuy nhiên, vì giá dầu được niêm yết bằng đồng USD, việc Euro trượt giá so với đồng bạc xanh có thể phá bỏ những lợi ích kinh tế đáng ra châu Âu được hưởng từ sự sụt giảm giá dầu.
Sự mất giá của đồng Euro gần đây được cho là một kết quả tự nhiên do những chính sách tiền tệ trái ngược của Mỹ và khu vực châu Âu. Trong khi đó thị trường lại đang mong chờ một chính sách tiền tệ thắt chặt tại Mỹ, góp phần tăng mạnh đồng USD. Do đó, theo các chuyên gia kinh tế, nếu châu Âu không có những biện pháp kịp thời, thị trường tài chính có thể sụp đổ, các nhà đầu tư giờ chỉ trông giờ vào một gói kích thích từ ECB.
Theo chinhphu.vn
Tin cùng chuyên mục
- Châu Âu trải qua 5 mùa hè nóng nhất trong 2 thập kỷ 20.07.2022 | 11:00 AM
- 10 năm sau thảm họa kép tại Nhật Bản: Nỗi đau vẫn còn 11.03.2021 | 09:43 AM
- Bạo loạn tại nhà Quốc hội - Cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về hình ảnh và vị thế nước Mỹ 10.01.2021 | 14:37 PM
- 4 kịch bản bất ngờ sau ngày bầu cử Mỹ 03.11.2020 | 15:02 PM
- Đông Nam Á chạy đua đón đầu tư Mỹ 12.06.2020 | 08:49 AM
- Người Mỹ trong vòng xoáy của “cơn bão kép” 03.06.2020 | 09:29 AM
- Hành trình Covid-19 lây nhiễm toàn cầu và vượt mốc 1 triệu người mắc 04.04.2020 | 09:51 AM
- Lý giải nguyên nhân khiến dịch Covid-19 lây lan nhanh ở châu Âu 11.03.2020 | 17:27 PM
- Những thay đổi với cuộc sống người dân EU và Anh trong ngày 1/2 31.01.2020 | 13:59 PM
- Nhìn lại thế giới 2019: Các xu hướng chiến lược ở châu Phi 24.12.2019 | 15:59 PM
Xem tin theo ngày
-
Đoàn đại biểu tỉnh Thái Bình viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến về một số báo cáo, tờ trình
- Khởi công dự án khu phức hợp đô thị, du lịch sinh thái, sân golf Khoái Châu
- UBND tỉnh nghe và cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng
- Thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
- Đưa tỉnh Thái Bình trở thành trung tâm kết nối của vùng, khu vực và quốc tế
- 110 tập thể, cá nhân đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét khen thưởng cấp nhà nước năm 2024
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh: Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Kế tục xuất sắc sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm quán triệt tinh thần các Nghị quyết của Bộ Chính trị