Thứ 4, 24/04/2024, 09:15[GMT+7]

Tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả kinh phí khám chữa bệnh BHYT

Thứ 2, 05/08/2019 | 08:59:04
1,685 lượt xem
Nhằm thực hiện hiệu quả công tác quản lý, sử dụng kinh phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT), hai ngành Bảo hiểm xã hội và Y tế đã xây dựng, thực hiện nghiêm quy chế phối hợp liên ngành trong thực hiện chính sách BHYT trên địa bàn tỉnh. Do tích cực phối hợp thực hiện công tác quản lý quỹ, tổ chức khám chữa bệnh BHYT theo quy định, thời gian qua, việc sử dụng kinh phí khám chữa bệnh đạt nhiều kết quả.

Chăm sóc bệnh nhân tại Bệnh viện Phổi Thái Bình.

Theo bà Tạ Thị Hoa, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh: Năm 2019, cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh đã ký hợp đồng với 35 cơ sở khám chữa bệnh (KCB) thanh toán theo giá dịch vụ, trong đó có 26 cơ sở công lập, 9 cơ sở ngoài công lập; 227 trạm y tế xã, thị trấn thực hiện KCB BHYT thông qua việc ký hợp đồng với bệnh viện đa khoa các huyện, thành phố. Tính đến hết tháng 6/2019, tổng chi KCB BHYT tại các cơ sở KCB trên là trên 727 tỷ đồng, trong đó chi đa tuyến ngoại tỉnh đến 35,8 tỷ đồng, chi đa tuyến đi ngoại tỉnh 269,83 tỷ đồng. 

Về công tác phát triển thẻ, đến hết ngày 30/6, toàn tỉnh có 1.575.670 thẻ BHYT do Bảo hiểm xã hội tỉnh phát hành, tăng 30.202 thẻ. Trong số đó có 1.220.055 lượt bệnh nhân KCB bằng thẻ BHYT, tăng 20.092 lượt; tổng số tiền chi KCB tại tỉnh cho thẻ BHYT do Bảo hiểm xã hội tỉnh phát hành là 691,2 tỷ đồng, tăng 32,1 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2018. Như vậy, tổng số phát hành thẻ, số bệnh nhân KCB BHYT và số chi KCB BHYT đều tăng hơn so với cùng kỳ năm 2018. Nếu tính theo loại hình KCB, loại hình ngoại trú đã chi 230,8 tỷ đồng cho KCB bằng thẻ BHYT, tăng 8.709 lượt, chi phí tăng 12,6 tỷ đồng, bằng 5,8% so với cùng kỳ năm 2018. Loại hình KCB nội trú có 152.015 lượt KCB, chi phí 460,4 tỷ đồng, tăng 11.383 lượt, chi phí tăng 19,6 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2018. Như vậy, theo tính toán, tỷ lệ bệnh nhân nhập viện điều trị nội trú là 12,7%, tăng hơn so với trung bình toàn quốc (toàn quốc là 9,13%) và tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2018. Theo thống kê quản lý việc KCB theo tuyến của Bảo hiểm xã hội tỉnh thì số bệnh nhân có thẻ BHYT đến KCB tại tuyến xã và tuyến huyện giảm so với cùng kỳ. KCB tại tuyến tỉnh và các phòng khám đa khoa tăng. Cụ thể, có 170.770 lượt khám bệnh tuyến xã, giảm 3.934 lượt, bằng 2,3%. Chi phí 7,9 tỷ đồng, giảm 1,2 tỷ đồng, bằng 13% so với cùng kỳ. Chi phí bình quân cho 1 lượt khám bệnh tại tuyến xã là 46.533 đồng, giảm 5.759 đồng, bằng 11%. Tại tuyến tỉnh, KCB ngoại trú có 133.047 lượt, chi phí 56,1 tỷ đồng, tăng 8.748 lượt, bằng 7%. Chi phí tăng 4,9 tỷ đồng, bằng 9,5% so với cùng kỳ năm 2018. Chi phí bình quân cho 1 người, 1 lượt KCB ngoại trú là 444.465 đồng, tăng 8,255 đồng so với cùng kỳ. KCB nội trú có 64.115 lượt, chi phí 294,6 tỷ đồng, tăng 3.770 lượt, chi phí tăng 14,6 tỷ đồng so với cùng kỳ. Tuy nhiên, chi phí KCB bình quân cho 1 người 1 lượt KCB nội trú đã giảm 48,898 đồng so với cùng kỳ.

Số liệu tổng hợp từ các cơ sở KCB, chi phí KCB tại tỉnh 6 tháng đầu năm 2019 là 727 tỷ đồng, đã chiếm 55,9% nguồn kinh phí được phân bổ cho các cơ sở KCB. Kinh phí còn lại 6 tháng cuối năm là 527,5 tỷ đồng, chiếm 44,1% nguồn kinh phí. Vấn đề đặt ra là việc quản lý, sử dụng kinh phí KCB BHYT cần phải được tăng cường, tránh tình trạng vượt quỹ, vỡ quỹ có thể xảy ra. 

Theo bà Tạ Thị Hoa, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh: Để quản lý tốt nguồn quỹ, thực hiện tốt công tác chi trả và KCB BHYT, hai ngành Bảo hiểm xã hội và Y tế cần tăng cường phối hợp thực hiện tốt các quy định về KCB và thanh toán BHYT. Việc liên thông dữ liệu KCB BHYT và công tác thống kê báo cáo cần được triển khai thực hiện nghiêm túc, sớm khắc phục một số hạn chế, tồn tại. Điển hình như trong 6 tháng đầu năm, trung bình có 91,6 hồ sơ gửi lên cổng hệ thống thông tin giám định đúng thời gian quy định, có 8,4% hồ sơ gửi không đúng ngày bệnh nhân ra viện. Báo cáo đề nghị thanh toán chi phí KCB BHYT hàng tháng, quý đã đi vào nền nếp. Tuy nhiên, các báo cáo phát sinh theo yêu cầu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam thường chậm và chất lượng báo cáo không đạt yêu cầu. Báo cáo thuyết minh nguyên nhân còn chung chung, không có dữ liệu kèm theo làm ảnh hưởng đến tiến độ quyết toán chi phí KCB BHYT. Về việc thực hiện các quy định về KCB và thanh toán BHYT chi phí vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như hồ sơ bệnh án ghi chép còn sơ sài, thiếu thông tin, phác đồ điều trị quy trình kỹ thuật còn quá ít, bảng kê thanh toán chi phí KCB BHYT còn thiếu thông tin...

Hà Dung 

Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày